Có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 57 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà? Những lợi ích khi thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát mọi người NÊN BIẾT.

Có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà? Những lợi ích khi thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát mọi người NÊN BIẾT.

Có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà

I / Tìm hiểu về Địa Tạng Vương Bồ Tát:

Bồ Tát Địa Tạng Vương có lẽ không còn quá xa lạ với Phật tử Việt, ngài là vị Đại Bồ Tát đại từ đại bi của Phật giáo Đại Thừa, là giáo chủ cõi U Minh với thệ nguyện rộng lớn cứu độ hết thảy chúng sinh đau khổ nơi Địa Ngục tăm tối rồi Ngài mới thành Phật.

Dân gian tin tưởng ngài chính là giáo chủ cõi âm và thường thờ tranh tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát tại những nơi thờ cúng vong linh như : nghĩa trang, nhà chùa, nhà hài cốt…

Vậy, có nên thờ Phật Địa Tạng trong nhà? Thờ Phật cùng với Địa Tạng Vương như thế nào?

Nhiều người lại quan niệm Địa Tạng Vương chuyên cứu độ cõi âm, nếu thờ cúng ngài tại nhà thì sẽ bị các vong linh đi theo quấy nhiễu gia đạo, thật ra đây chỉ là tín niệm dân gian không có cơ sở và không đáng tin tưởng.

Bồ Tát Địa Tạng Vương ngoài hạnh cứu độ chúng sanh đau khổ trong Địa Ngục, ngài còn có hạnh cứu độ chúng sanh tâm, ngài luôn sẵn sàng cứu độ và giải thoát các chúng sanh mang tâm phiền não, chuyển thức thành trí, sau đó thành vô thượng Bồ Đề, tiến hành chứng đắc Phật Quả.

Người Phật tử nên hiểu và học theo công hạnh của Địa Tạng Vương Bồ Tát theo tinh thần này.

Vì vậy, việc thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà là điều nên làm để tu tập theo hạnh nguyện của Ngài.

II/  6 cách cúng dường Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ được nhiều phước báu:

-        Những ai tạo vẽ tranh, tạo dựng tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ được xa lìa sầu não.

-        Khuyên bảo người khác tu tập theo Bồ Tát Địa Tạng cũng là một cách cúng dường cho Ngài.

-        Những ai chí tâm quy y Đức Địa Tạng thì từ kiếp này trở về sau sẽ không còn đoạ 3 ác đạo.

-        Học thuộc Kinh Địa Tạng hay 1 phẩm, một bài kệ trong Kinh Địa Tạng thì công đức không thể miễn bàn.

-        Học kinh Địa Tạng 1 phẩm và dốc lòng tụng niệm là Pháp cúng dường Địa Tạng Vương Bồ Tát.

-        Chép kinh Địa Tạng cũng là 1 Pháp cúng dường Địa Tạng Vương Bồ Tát.

III / Cách thờ cúng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Phật tử nên lập bàn thờ ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát tại gia để hàng ngày dốc lòng tụng niệm danh hiệu ngài, lễ bái cúng dường, mong mỏi lãnh hội được ngọn đèn trí tuệ và tấm lòng từ bi, những hạnh nguyện tốt đẹp của ngài.

Tuỳ vào diện tích không gian thờ của gia đạo mà gia chủ có thể thỉnh tranh tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát phù hợp:

  •       Nếu diện tích bàn thờ nhỏ hẹp, gia chủ có thể thỉnh tranh, tượng Địa Tạng Vương có kích thước nhỏ.
  •       Nếu diện tích không gian thờ lớn như: sân thượng, sân vườn hoặc bàn thờ lớn, gia chủ có thể thỉnh tượng có kích thước tương xứng.
  •       Những chất liệu thông dụng để tôn tạo tượng Địa Tạng Bồ Tát có chi phí rẻ như: nhựa composite, thạch cao, gốm sứ.
  •       Nếu gia chủ có điều kiện, có thể thỉnh tượng Địa Tạng Vương với các chất liệu cao cấp như: bột đá, đồng, lưu ly…
  •       Dù tượng lớn hay nhỏ, nhiều hay ít chi phí thì cũng phải đảm bảo tượng Địa Tạng Vương phải nghiêm trang, hảo tướng… giúp gia chủ hàng ngày lễ lạy, chiêm bái khi nhìn vào tượng ngài sẽ nãy sinh tâm hoan hỷ, ảnh hưởng tích cực đến quá trình thờ cúng lâu dài.

Sau khi chọn được tranh tượng Địa Tạng Vương phù hợp, gia chủ có thể gửi lên chùa nhờ quý sư thầy khai quan điểm nhãn, hoặc có thể thỉnh luôn về nhà sau đó nhờ sư thầy đến nhà làm lễ an vị.

Có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà

Nếu chưa đủ duyên thỉnh sư thầy, gia chủ có thể tự mình làm lễ an vị cũng được.

Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát cần có tấm lòng thành tâm hướng Phật, tham lành tránh dữ, giữ gìn thân tâm khẩu ý, tham thiền niệm Phật, tích cực hành thiện giúp ích cho đời, đừng mong phước báu, được Chư Phật ban phước trừ hoạ.

Khi thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, cần lựa chọn những tôn tượng hảo tướng, trang nghiêm… giúp cho gia chủ hàng ngày chiêm bái hình tượng Ngài mà sinh tâm hoan hỷ, đừng vì ham rẻ mà thỉnh những tôn tượng không trang nghiêm, hảo tướng, chất lượng thấp.. sẽ ảnh hưởng đến sự thờ cúng lâu dài của gia chủ.

IV/ Hướng dẫn tụng kinh Địa Tạng tại nhà:

Tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện phải hết lòng thành kính, phải có tâm tha thiết, trân quý những điều Phật dạy thì người tụng kinh mới cảm nhận được hết thảy những sự mầu nhiệm, mới mẻ, thâm sâu và vi diệu của kinh.

Khi đó, việc tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát mới đầy đủ ý nghĩa, khiến cho việc tu tập theo đúng quỹ đạo tu hành, mạnh dạn dẹp bỏ thói tham sân si nơi tự tâm,  tu tập ba nghiệp lành nơi tâm mình, cuối cùng dứt nghiệp và giải trừ vô minh tăm tối nơi tâm mình.

Tụng Địa Tạng Vương Bồ Tát còn giúp cho những người trong gia đạo an tâm, bình yên, hoà thuận… Niệm kinh Địa Tạng Bồ Tát trong đám tang hồi hướng cho người quá cố, hướng dẫn họ đi vào con đường luân hồi, sớm được vãn sanh về những cõi tươi đẹp.

Có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà

Vậy cách tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát tại gia thế nào cho đúng:

  1. Trước khi thực hiện bài tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát cần tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng thơm tho và mặc y phục trang nghiêm.
  2. Khi đứng, ngồi phải giữ thân cho thẳng, lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm, miệng đọc kinh tụng Địa Tạng Vương Bồ Tát với âm thanh vừa đủ.
  3. Mỗi ngày tụng hết 01 bộ Kinh Địa Tạng (đủ cả 3 quyển thượng, trung và hạ), hoặc ít nhất 01 ngày chia làm 2 thời (thời sáng tụng phần nghi lễ từ trang số 5 đến hết quyển thượng trang số 89. Sau đó mở trang 228 cho đến hết., Thời tối tụng quyển trung + quyển hạ Bắt đầu từ trang số 5 đến trang 12. Sau đó đọc từ trang 90 đến khết). Tụng đủ 21 đến 100 ngày (hoặc tụng cho đến khi nào đủ 21 bộ hoặc 100 bộ).
  4. Trong 21 ngày đến 100 ngày này, Phật tử cần phải thực hiện đúng các điều sau đây:
  •       Cần phải ăn chay (Không ăn chay trường thì phải ăn được 10 ngày trai như trong Kinh dạy)
  •       Không ăn hành, hẹ, tỏi, kiệu cùng với lại hành tây.
  •       Cần giữ tam nghiệp thanh tịnh: mắt đọc, thân trang nghiêm, hiểu ý nghĩa thâm sâu trong từng lời kinh… vì thế người tụng kinh nên chọn không gian thanh tịnh, yên tĩnh, không bị chi phối bởi ngoại cảnh.
  •       Quan trọng nhất là khi tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát phải nắm hiểu các ý nghĩa trong kinh mà vận dụng vào thực tế, sẽ mất rất nhiều công đức nếu tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát mà không phá trừ được kiêu ngạo, thực hành hạnh khiêm cung.
  •       Không được dùng nước mắm làm gia vị, hạt nêm từ thịt ngoại trừ hạt nêm từ nấm chay, muối gia vị đều có hành tỏi.
  •       Trong gia đình không được sát sinh, không ăn các loại mì tôm ngoại trừ mì chay vì trong các loại mì đềucó hàm lượng nhỏ thịt và mỡ động vật. Không ăn các loại sữa từ động vật và mật ong. (Trường hợp cả gia đình không hành trì được như vậy thì riêng người đọc tụng kinh Địa Tạng vẫn phải duy trì những điều đã được hướng dẫn ở trên. Người trong gia đình có ăn thịt, cá… phải ra chợ mua đồ đã làm sẵn).
  •       Ban đầu, nhiều người cũng thường tìm kiếm những bài tụng kinh Địa Tạng hay nhất và nghe tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát có chữ để tập theo.
  1. Cố gắng phóng sinh ít nhất 1 tháng 2 lần hoặc phóng sinh vào 10 ngày trai như trong kinh Địa Tạng đã dạy. (khi mua đồ phóng sinh gặp con gì có duyên thì mua con đấy, không kì kèo mặc cả, chỉ nói mua phóng sinh, mua theo điều kiện kinh tế của gia đình). Cố gắng chuyên tâm niệm Phật cho tới khi thả phóng sinh. Sau đó hồi hướng cho tên người mà mình cần hồi hướng.
  2. Những ngày hành trì tụng kinh Địa Tạng này, trên ban thờ luôn phải có hoa tươi, bánh kẹo hoặc quả tươi (tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình mà dâng cúng nhiều hay ít).
  3. Mỗi buổi sáng dâng lên ban thờ 7 chén nước sạch và thay nước cắm hoa (thay hoa mới khi hoa cũ đã héo). Ban thờ phải luôn sạch sẽ, trang nghiêm.
  4. Sáng sớm ngày hôm sau, xin 1 chén nước ở chính giữa ban thờ (trong 7 chén đã dâng) rồi xin chư Phật, chư Bồ Tát và Bồ Tát Địa Tạng như sau: “Cho con xin chén nước tịnh thủy đã được dâng cúng dàng lên chư Phật, chư Bồ Tát để vảy xung quanh khu đất nhà con. Nguyện cho chư vị Thần Linh, Thổ Địa, Vong Linh, Hương Linh. Anh Linh, Âm Binh và các Chúng Sinh trên khu đất này khi được nước tịnh thủy này rưới lên sẽ sớm được siêu thăng về cảnh giới tốt lành hoặc sớm đi đầu thai thoát hóa”.
  5. Sáu chén còn lại, nếu trong nhà có người ốm thì lấy 1 đến 2 cốc cho người bệnh uống cùng với thuốc hoặc uống thay nước vào buổi sáng (khi uống quay mặt về hướng Nam cung kính thưa: “Con xin Bồ Tát Địa Tạng cho con uống nước này, sau khi uống con sẽ sớm được lành bệnh hoặc sớm gặp Thầy, gặp thuốc). Còn 4 chén còn lại thì mang nấu cơm, canh hoặc cho vào bình nước cho cả gia đình dùng chung, để những người trong gia đình mát mẻ và mạnh khỏe.

Sau khi đọc bài viết rất hữu ích ở trên, hi vọng quý Phật tử sẽ biết và hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về Địa Tạng Vương Bồ Tát – vị Đại Bồ Tát vô cùng nhân hậu của chúng sanh đau khổ nơi Địa Ngục.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Hiểu Rõ Phật Giáo Đại Thừa: Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc

Hiểu Rõ Phật Giáo Đại Thừa: Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc

Phật giáo Đại thừa (hay Đại thừa) có thể được định nghĩa là một phong trào lớn trong lịch sử Phật giáo có nguồn gốc từ miền Bắc Ấn Độ . Nó được tạo thành từ nhiều trường phái và diễn giải lại những niềm tin, giá trị và lý tưởng cơ bản của con người không chỉ những giáo lý Phật giáo.

Sự linh ứng nhiệm màu của thần chú Đại Bi

Sự linh ứng nhiệm màu của thần chú Đại Bi

Sự linh nghiệm của thần chú Đại Bi đã được nhiều người chứng thực và cũng được chia sẻ. Mời quý bạn cùng đọc những câu chuyện được tổng hợp dưới đây. 1. Trì chú khỏi bệnh kinh phong Sự linh nghiệm của thần chú Đại bi đã được nhiều người chứng thực và cũng […] Bài viết Sự linh ứng nhiệm màu của thần chú Đại Bi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tử Vi Ngày Nay.

Phật Bản Mệnh Cho 12 Con Giáp Là Vị Phật Nào?

Phật Bản Mệnh Cho 12 Con Giáp Là Vị Phật Nào?

Theo quan niệm dân gian thì mỗi một tuổi đều có một vị Phật độ mệnh, trong 12 con giáp thì có 12 vị Phật độ mệnh cho từng tuổi riêng, nếu như bạn có thể đeo những tượng Phật dành cho tuổi của mình