Chúa Thượng Ngàn Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 175 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Chúa Thượng Ngàn là vị Thánh Mẫu thuộc hệ thống Tam Tòa Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người Việt, bên cạnh Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải. Bà không chỉ là vị thần cai quản mà còn là hồn thiêng của vùng núi non và các cửa rừng ở khắp mọi nơi.

Chúa Thượng Ngàn là vị Thánh Mẫu thuộc hệ thống Tam Tòa Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người Việt, bên cạnh Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải. Bà không chỉ là vị thần cai quản mà còn là hồn thiêng của vùng núi non và các cửa rừng ở khắp mọi nơi. Chúa Thượng Ngàn bao đời dõi theo và dẫn dắt đưa con cháu phát triern, đi lên. Dưới sự cai quản của Ngài, nhân dân mùa màng nào cũng được bội thu, lần đi săn nào cũng bắt được nhiều thú lớn. Vì vậy, nhân dân hết mực tôn kính và lập đền thờ phụng Bà ở khắp mọi nơi trên cả nước.

Chúa Thượng Ngàn Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chúa thượng ngàn

Sự tích về Chúa Thượng Ngàn

Có rất nhiều tích truyện về về hiện thân của Chúa Thượng Ngàn. Tuy những câu chuyện này đều không miêu tả rõ ràng về lai lịch, xuất thân của Bà, nhưng đều mang những ý nghĩa tôn kính và gắn liền với những truyền thuyết của người Việt lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ.

Xem thêm: Sự tích chúa bà năm phương

Thần tích Mẫu Thượng Ngàn La Bình

Theo thần tích này thì hiện thân của Chúa Bà chính là con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương (con gái vua Hùng).

Bà được mẹ cha đặt tên là La Bình, từ nhỏ đã luôn theo cha đi đến khắp mọi miền núi non, hang động để giúp dân làm ăn, dạy dân cách chăn nuôi, xây dựng nhà cửa làng xóm,… Dưới sự quan tâm và dạy dỗ của phụ mẫu cùng sự khả năng tư duy nhạy bén trong nhận thức trong những ngày đi theo cha, La Bình dần lớn lên trở thành một cô gái đức hạnh, thông minh sáng dạ, tài sắc vẹn toàn. Cô thường đến chỉ dạy dân chúng thay cha mỗi khi cha bận việc hay không thể đi. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là người có khí chất bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp và thành thạo trong mọi công việc. Cô được các sơn thần, tù trưởng và nhân dân vô cùng yêu quý, kính mến và coi là người đại diện xứng đáng của ngài Sơn Tinh. Bản thân cô cũng rất đỗi hòa hợp với mọi người, đồng điệu với cỏ cây, hoa lá, chim muông xung quanh.

Khi Tản Viên và Mỵ Nương theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế về chầu trời và trở thành hai vị thánh bất tử, La Bình cũng được sắc phong là Công Chúa Thượng Ngàn. Cô tiếp tục đảm nhận thay cha công việc dưới trần gian, trông coi tất cả 81 cửa rừng và các vùng núi non, hang động, trung du ở khắp mọi miền đất nước.

Khi trở thành Chúa Thượng Ngàn, Bà vẫn luôn luôn tận tâm hết sức làm tròn các trọng trách của mình, không ngừng học hỏi, tiếp thu và cải thiện. Ngoài việc dạy bảo dân chúng như những gì cha bà đã dạy, bà vẫn luôn mưu cầu học hỏi kinh nghiệm từ các vị tù trường, sơn thần các vùng. Cũng như bảo ban các loài chim muông, cầm thú cách sống để hòa hợp, an toàn và tránh được hiểm họa thiên tai.

Không chỉ vậy, Bà không ngừng cải tiến và hoàn thiện thêm những gì mà trước kia, cha bà mới chỉ là bắt đầu. Nhờ vậy, nhân dân không những có sống no đủ mà còn được tận hưởng nhiều cái đẹp, cái hay. Những ngôi nhà bấy giờ không chỉ kiên cố, chắc chắn mà còn được trang trí, chạm trổ đẹp đẽ. Các món ăn giờ đấy không chỉ còn đơn thuần là luộc, kho mà còn được sáng tạo ra rất nhiều cách nấu mới. Công việc đồng áng được cải thiện và giúp sức từ các ống dẫn nước, phân phát hạt giống đi mọi nơi. Bà còn đem về cho nhân dân thêm nhiều giống gia súc mới và hoa thơm cỏ lạ.

Ngọc Hoàng Thượng Đế thấy được những điều đó nên đã ban tặng cho Bà thêm nhiều phép thuật thần thông. Bà trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với những nơi có miền trung du núi non hùng vĩ cõi trần và âm phù, đem lại sự bình yên cho mọi người dân nước Việt. Trong các chiến công quân sự của các triều đại Việt Nam, tiêu biểu là trong khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, Chúa Bà đã hóa thành bó đuốc lớn soi đường cho quân sĩ trong đêm tối và dẫn dắt tướng lính Lam Sơn đi tới vùng đất Mường Yên về cơ sở núi Chí Linh, tránh được sự bao vây của quân Minh vào đúng lúc lực lượng quân ta đang suy yếu. Bà linh thiêng tới mức chỉ quân sĩ của Lê Lợi thấy được, còn quân Minh không tài nào nhìn thấy. Để ghi nhớ công ơn phù hộ che chở của Công Chúa Thượng Ngàn, sau khi hòa bình được lập lai, vua phong Bà là Lê Mại Đại Vương Diệu Tín Thiền Sư. Còn nhân dân tôn xưng Bà là Chúa Thượng Ngàn hay còn gọi là Mẫu Thượng Ngàn.

Thần tích Mẫu Thượng Ngàn Mỵ Nương Quế Hoa

Theo thần tích này, hiện thân của Chúa Bà chính là Mỵ Nương Quế Hoa, con gái của Vua Hùng Định Vương và Hoàng Hậu An Nương. Lúc bấy giờ, Hoàng hậu mang thai công chúa đã quá kỳ lâu rồi mà vẫn chưa sinh được. Đến năm thứ ba, khi Hoàng Hậu đang đi trong rừng thì bất chợt cơn đau đẻ ập tới, khiến bà đau quá phải vịn vào cành quế mới sinh hạ được công chúa. Không may, vì quá kiệt sức nên Hoàng Hậu đã qua đời ngay sau khi sinh công chúa, Vua Hùng Vương vì hết lòng thương tiếc nên đã đặt tên cho con gái là Quế Hoa, để ghi dấu về sự ra đời của cô. Quế Hoa từ nhỏ tới lớn luôn một lòng nhớ thương mẹ và khi trưởng thành, nàng đã đi vào rừng sâu nơi mình sinh ra để tìm dấu vết người mẹ hiền để lại. Tại đây, công chúa cũng đã được chứng kiến biết bao cảnh tượng đói nghèo cơ cực của người dân sống trong khu rừng núi âm u, hoang xác khiến cô vô cùng thương xót, trăn trở. Được tiên ông đồng cảm nên đã ban cho phép thuật, nàng đã cùng 12 thị nữ ra sức cứu giúp dân nghèo và cải thiện cuộc sống bản làng nơi đây trở nên tốt đẹp hơn. Khi nhân dân các bản đã được no ấm, bản làng được xây dựng trù phú, Mỵ Nương Quế Hoa cùng 12 thị nữ bay về trời trên đám mây ngũ sắc.

Kể từ đó, để tưởng nhớ công ơn của nàng nên nhân dân đã lập đền thờ và tôn Quế Hoa công chúa là Chúa Thượng Ngàn. Một trong những nơi được lưu truyền về sự xuất hiện của Quế Hoa Công Chúa chính là vùng núi Vực Mỡ thuộc địa phận quần thể di tích Suối Mỡ thuộc Bắc Giang ngày nay. Sinh thời, Mỵ Nương Quế Hoa là người đã có công mở thác Vực Mỡ đưa nước về bản giúp dân trồng trọt chăn nuôi. Ngày nay, nơi đây nổi tiếng với 5 ngọn thác nước được tương truyền chính là năm ngón tay của công chúa luôn tuôn ra dòng nước mát tốt tươi.

Chúa Đông Cuông – Chúa Sơn Trang

Tại một số nơi, Chúa Thượng Ngàn được coi là Chúa Đông Cuông hay Chúa Sơn Trang. Khi Chúa Thượng Ngàn giáng đồng tung khăn, người ta gọi hay đó là giá Chúa Sơn Trang hoặc Chúa Đông Cuông. Mẫu Thượng Ngàn cũng chính là vị Thánh Mẫu duy nhất về giáng đồng và tung khăn, trong khi các vị Thánh Mẫu khác chỉ tráng bóng và không tung khăn.

Đền thờ Chúa Thượng Ngàn

Đền Chúa Thượng Ngàn được lập ra tại nhiều nơi trên cả nước để tưởng nhớ công ơn Ngài, nhưng tiêu biểu nhất vẫn là hai nơi thờ tự gắn liền với sự tích hiển linh của Bà là đền thờ ở Suối Mỡ, đền Bắc Lệ.

Đền Suối Mỡ

Đền Suối Mỡ thuộc khi di tích Suối Mỡ địa chỉ tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Tại nơi đây, có ba ngôi đền Thượng, Trung, Hạ cùng thờ chung vị Chúa Thượng Ngàn cùng truyền thuyết về Mỵ Nương Quế Hoa công chúa.

Đền Bắc Lệ

Đền Bắc Lệ có địa chỉ tại xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Tương truyền rằng, đền được vua Lê lập ra để ghi nhớ công ơn âm phù của Mẫu Thượng Ngàn La Bình trong trận khởi nghĩa Lam Sơn.

Hiện nay, vẫn chưa thể xác định được chính xác thời điểm đền được xây dựng. Đến nay, sau nhiều lần được tu sửa và tôn tạo, tòa chính tại đền là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu (Mẫu Đệ Nhất, Mẫu Đệ Nhị và Mẫu Đệ Tam) và các tượng thờ các vị thần linh như Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu Bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, Cô, Cậu,… Ngoài ra, còn có các gian nhà nhỏ thờ Chầu Bé Bắc Lệ và bàn thờ Ngũ Hổ ngoài trời. Không những thế, đền còn nổi tiếng với sự tích Chầu Bé được coi là người dân ở vùng Bắc Lệ, có thể thay mặt Mẫu Thượng Ngàn thực hiện các ý đồ sáng tạo.

Ngày hội chính của đền là vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm, được nhân dân địa phương coi đó là cái tết lớn nhất năm và tổ chức vô cùng linh đình.

Kinh nghiệm khi đi lễ Chúa Thượng Ngàn

Chúa Thượng Ngàn anh linh luôn chở che, phù hộ cho những con nhang, đệ tử nhất tâm cầu khấn đến Ngài. Do đó, cứ đến ngày rằm hay mùng một, những ngày đầu xuân năm mới hay tại những ngày tiệc Bà ở các đền thờ Mẫu, du khách thập phương lại hành hương đổ về các chốn du lịch tâm linh và mang theo mâm lễ vật thành tâm. Nếu khách hành hương muốn xin Chúa Bà ban tài phát lộc thì nên cẩn thận sắm một mâm lễ đầy đủ bao gồm một đĩa hoa, một đĩa quả với nhiều loại quả, một đĩa trầu cau, giấy tiền, thẻ hương, chai rượu.

Sau khi dâng những thức lễ này lên trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi xin hạ lễ. Riêng cánh sớ và tiền vàng thì bạn đem đi hóa ngay tại nơi hóa sớ của đền.

Bản văn chầu Chúa Thượng Ngàn

Văn Chúa Thượng Ngàn

(dùng để hát khi hầu giá Chúa Thượng Ngàn)

Lòng kính tin hương dâng một triện

Thỉnh Chúa bà ứng hiện chân nhang

Quyền bà cai các cửa ngàn

Quản tri các bộ sơn trang tung hoành

Tiếng anh linh vang lừng thế giới

Sắc tặng phong Lê Mại đại vương

Thông minh chính trực cương thường

Lại thêm tinh tú đoan trang hay là

Vốn sinh ra hình dong tươi tốt

Da tựa ngà má phấn môi son

Hài xanh dạo bước lên non

Dạy chim oanh hót véo von chào mừng

Các cửa rừng ba mươi sáu động

Đức oai danh thú phục cầm kinh

Khi vui chơi chốn hữu tình

Khi buồn Chúa lại tung hoành càn khôn

Khi Lạng Sơn Đồng Đăng Ao Cá

Khi lại về Thanh Hóa Nghệ An

Có khi chơi cảnh Đồi Ngang

Có khi Thuận Hóa Quảng An ra vào

Chí tiêu dao bầu trời cảnh phật

Phép thần thông nhiệm nhặt càng ghê

Có phen Chúa ngự Thất Khê

Công Đồng Bắc Lệ đi về sớm hôm

Có phen ngự Đông Cuông thú cảnh

Mắc võng đào ngự đỉnh non cao

Hà Giang Bắc Mục ra vào

Sơn lâm vắng vẻ tiêu dao tính tình

Non cao đàn hát tập tành

Chúa Mường Chúa Mán cảnh thanh chơi bời

Trên núi đoài ngàn xanh mây thắm

Dưới suối ngàn đá trắng nền xanh

Trên ngàn dưới suối hữu tình

Chim kêu vượn hót trên cành cây cao

Gà rừng khuya sớm ra vào

Chim kêu vượn hót xôn xao đùa cười

Cáo cầy ríu rít tức thời

Bốn phương rừng núi thảnh thơi non bồng

Thỉnh Chúa giáng ngự đàn trung

Khuông phù đệ tử thiên xuân thọ trường

Văn Mẫu Thượng Ngàn – Chúa Sơn Trang

Trấn sơn lâm Nhạc Tiên Vương Mẫu

Quản thượng ngàn ba mươi sáu động tiên

Hiệu danh Lê Mại Chúa Tiên

Bạch Anh công Chúa cầm quyền sơn lâm

Âm dương khí hợp thần hun đúc

Vòng càn khôn vũ trụ thai sinh

Vốn xưa giá ngự thiên đình

Quyền cai nhạc phủ rừng xanh ra vào

Ra hiệu lệnh võng đào đón rước

Thổ mán mèo sau trước phục tâm

Ơn nhờ Thánh Mẫu sơn lâm

Chở che làng bản thôn dân an lành

Lòng mộ Phật tu hành sớm tối

Cõi thiền na dốc chí bền tâm

Từ bi ứng hóa hiện thân

Có phen hóa hiện thôn dân đi rừng

Có phen biến người nùng người thổ

Có phen thời thuần hổ luyện voi

Hóa sinh sinh hóa kiếp người

Sơn Lâm Công Chúa chính ngôi La Bình

Theo đức Thánh Sơn Tinh tuần thú

Dạy muôn loài báo hổ chim muông

Dạy dân phát rẫy làm nương

Dạy cho chim hót líu lường líu lô

Nước cam lộ từ bi đượm khắp

Ứng hóa thân cứu độ muôn loài

Hóa sinh sinh hóa muôn nơi

Dấu chân ghi để muôn đời khắc ghi

Cảnh núi Giùm vạn niên lịch đại

Đất Tuyên Quang còn mãi truyền ghi

Đền thờ lồng lộng uy nghi

Thượng Ngàn Thánh Mẫu độ trì bốn phương

Khi hiển thánh Đông Cuông Yên Bái

Giữ đạo nhà nữ tắc tài hoa

Ngát hương dòng dõi Lê gia

Mãn trần xa giá gần xa mến lòng

Khắp mọi vùng nhớ công ơn đức

Lập đền thờ chầu chực khói hương

Bảng vàng Lê mại đại vương

Phù Lê gây dựng giang sơn thái hòa

Khắp Nam Bắc gần xa mến phục

Đội ơn người giáng phúc giáng ân

Chữ rằng sở nguyện tòng tâm

Mẫu vương lưu phúc thiên xuân thọ trường

Nhạc tiên Sơn Lâm Thánh Mẫu Văn

Anh linh hiển hách Chúa Sơn Trang

Cai quản ba mươi sáu cửa ngàn

Lúc ngự lầu son cùng phủ tía

Khi chơi núi ngọc với non vàng

Gươm thiêng một buổi ra oai phép

Loài giặc Liễu Thăng phút phá tan

Thái tổ Lê triều ban sắc tặng

Danh thơm lừng lẫy khắp Nam bang

Tam quang chiếu bao la thế giới

Vầng nguyệt soi chói lọi nam thiên

Đền thờ phong nguyệt vô biên

Gió thu dìu dặt chuông rền nhặt khoan

Trịnh niềm đan nhớ xưa tích cũ

Chốn lạc châu thuỷ tú sơn tinh

Đông Cuông công chúa giáng sinh

Giáng vào lệnh tộc phúc lành quyền cao

Miền xà thuỷ màn trao dưới trướng

Chúa giáng trần thoang thoảng mùi hương

Hồng hoà sáng khắp bốn phương

Định sinh công chúa ai đương sánh tày

Hằng chải chuốt đêm ngày dưỡng dục

Giá so bằng vàng ngọc nết na

Nhỡn tinh sao đẩu Ngân Hà

Môi son má phấn tóc đà sở vân

Giá thanh tân dịu dàng cách điệu

Đoá phù dung dương liễu nhởn nhơ

Vẻ nào mà chẳng trai lơ

Hoa xuân mới nhú nguyệt thu đương tròn

Giá so bằng kim côn ngọc lệ

Nét đan thanh ai vẽ cho bì

Gồm lo đức tính dung nghi

Giá so Tống Tử sánh bì Tề Khương

Ánh xuân quang tuổi vừa ngoại kỷ

Mãn cõi trần phút đã lên tiên

Thần thông biến hoá vô biên

Phàm trần ai biết phép tiên ẩn hình

Đông Cuông sơn thuỷ hữu tình

Chúa thường trắc giáng hiện hình bách ban

Danh tiên chúa trên ngàn lừng lẫy

Hoá phép màu đã dậy thần linh

Sắc phong thượng đẳng tối linh

Tà thần cũng phục yêu tinh hàng đầu

Khắp đâu đâu nức danh đều biết

Chúa Thượng Ngàn lẫm liệt thần cơ

Tụ Long Bảo Lạc Tam Cờ

Sông Thao sông Cả sông Bờ sông Dâu

Khắp các châu nức danh thần nữ

Tự Lê triều quốc sử còn ghi

Danh thơm Nam Bắc Trung kì

Bảo dân hộ quốc độ trì tứ phương

Sắc Lê Mại Đại Vương trường trị

Đông Cuông từ đích vị danh lam

Chim kêu vượn hót trên ngàn

Tả thời bạch hổ hữu đoàn thanh long

Dòng bích lãng nước trong leo lẻo

Giải Tô giang uốn éo xinh ghê

Thông reo trúc hoạ tứ bề

Đền thờ cao ngất trông về Bắc Kinh

Cảnh thanh tú bên ghềnh trị thuỷ

Chúa giáng trần trấn trị yêu ma

Chúa về trắc giáng điện toà

Khuông phù đệ tử khang ninh thọ trường

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Thánh Tích Ông Hoàng Chín Cờn Môn

Thánh Tích Ông Hoàng Chín Cờn Môn

Ông Hoàng Chín là một trong Thập Vị Ông Hoàng Tứ Phủ, trong đó Ông thuộc hàng vị thứ chín. Sự tích giáng thế của ông được lưu truyền tại nhiều nơi với nhiều tích truyện khác nhau. Nhiều người cho rằng, hiện thân của Ông Hoàng Chín là cả hai người bao gồm Ông Hoàng Chín Cờn Môn và Ông Chín Thượng Ngàn.

Thánh Tích Cô Mười Đồng Mỏ

Thánh Tích Cô Mười Đồng Mỏ

Cô Mười Đồng Mỏ là Thánh Cô đứng thứ mười trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, trước Cô Bé Thượng Ngàn và sau Cô Chín thượng thiên. Cô Mười Đồng Mỏ theo hầu Chầu Mười Đồng Mỏ, Cô có công cùng Chầu Mười giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh và tiêu diệt đội quân của Liễu Thăng. Thần tích về Cô Mười và Chầu Mười rất ít, hầu như không thấy có ghi lại trong các tài liệu.

Tìm Hiểu Âm Binh, Giải Binh, Giải Điện Thờ Trong Tứ Phủ

Tìm Hiểu Âm Binh, Giải Binh, Giải Điện Thờ Trong Tứ Phủ

Kể từ khi mình làm việc tâm linh thì có rất nhiều trường hợp xảy ra, trong đó có nhiều việc liên quan đến âm binh và giải điện thờ âm binh.