Chúa Đệ Tam Lâm Thao Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 710 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Chúa Đê Tam Lâm Thao là vị chúa bói vô cùng linh thiêng, khi muốn giúp ân bảo hộ, xin lộc bói toán, các con hương thường đến cầu khấn xin Bà. Ngày nay, Bà Chúa Lâm Thao được thờ chính tại Đền chúa Lâm Thao thuộc Phú Thọ. Hàng năm cứ vào mùa lễ hội, đền lại đón hàng ngàn lượt du khách từ khắp các tỉnh thành về đền chiêm bái tỏ lòng thành tâm.

Chúa Đê Tam Lâm Thao là vị chúa bói vô cùng linh thiêng, khi muốn giúp ân bảo hộ, xin lộc bói toán, các con hương thường đến cầu khấn xin Bà. Ngày nay, Bà Chúa Lâm Thao được thờ chính tại Đền chúa Lâm Thao thuộc Phú Thọ. Hàng năm cứ vào mùa lễ hội, đền lại đón hàng ngàn lượt du khách từ khắp các tỉnh thành về đền chiêm bái tỏ lòng thành tâm.

Sự tích về Chúa Đệ Tam Lâm Thao

Chúa Đệ Tam Lâm Thao Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chúa bà đệ tam lâm thao

Chúa Lâm Thao hay Chúa Đệ Tam Lâm Thao, Chúa Bà còn có tên gọi khác là Bà Chúa Ót. Sở dĩ hình thành tên gọi như vậy là vì trong Tam Vị Chúa Mường, Chúa Lâm Thao là người được thỉnh cuối cùng nên được coi là “út”, đọc lệch đi theo dân gian thì là “ót”.

Bà là Chúa Bà có tài bói toán, bốc thuốc cứu người dưới thời vua Hùng Vương. Tương truyền rằng, Bà chính là con gái ruột của vua Hùng Vương, tuy nhiên từ bé Bà đã bị hỏng 1 bên mắt. Dù vậy, do bản tính thông minh hơn người nên Bà được vua cha tin tưởng và giao cho việc lo quân nhu, lương thực trong các cuộc chiến. Bên cạnh đó, Bà còn có tài bốc chữa bệnh cứu người rất giỏi. Bà đi chu du khắp các vùng, đem tài năng của mình để cứu giúp muôn dân. Bà Chúa Đệ Tam Lâm Thao cũng là một người có lòng mộ đạo vô cùng lớn, Bà thường xuyên ăn chay niệm phật, một lòng cầu chúc cho quốc thái dân an.

Để tưởng nhớ công ơn của Bà, nhân dân đã cùng nhau lập đền thờ Chúa Lâm Thao tại Thị Trấn Lâm Thao, Việt Trì, Phú Thọ.

Xem thêm: Sự tích chúa đệ nhị nguyệt hồ

Đền thờ Chúa Đệ Tam Lâm Thao

Ngôi đền có lối kiến trúc cổ kính, đơn sơ gồm 3 gian thờ chính.

Gian ngoài cùng có ba ban thờ, bao gồm ban giữa là ban Công Đồng, ban bên trái thờ các vị nhà Trần gồm Đức Ông và 2 Vương Cô, bên phải là ban Chúa Sơn Trang và Chúa Thác Bờ.

Gian giữa là ban thờ vọng vào cung cấm Chúa, đây sẽ là nơi các con hương đặt lễ và kêu cầu Chúa.

Gian cuối cùng là cung Cấm, thờ theo lối lầu son gác tía. Tượng chúa ngồi trong cung ngang hàng với phò mã, bên dưới là đặt tượng Chúa to hơn tượng chính do con hương thành tâm cung tiến về bản đền. Cung cấm của Chúa là cung vàng lầu ngọc đẹp, sơn son thiếp vàng lung linh và thường khóa chặt và các con hương không được tùy tiện vào đây.

Cách di chuyển đến đền Chúa Lâm Thao

Như đã nói ở trên, đền Chúa Lâm Thao nằm tại Thị Trấn Lâm Thao, Việt Trì, Phú Thọ. Tương truyền rằng, nơi đây khi xưa chính là nơi Chúa Bà lập khu quân nhu quân lương và bốc thuốc cứu chữa dân lành.

Để đi đến đền thờ Chúa Lâm Thao, bạn có thể lựa chọn đi bằng xe khách hoặc phương tiện di chuyển cá nhân.

Đối với di chuyển bằng phương tiện xe khách, từ trung tâm Hà Nội bạn đến bến xe Mỹ Đình bắt xe đến bến xe Thị Trần Lâm Thao. Tại nơi đây bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe ôm đến đền, bởi đền chỉ cách bến này đền khoảng 700m. Tổng thời gian di chuyển là khoảng 2 tiếng cho quãng đường dài 94km.

Đối với di chuyển bằng phương tiện xe ô tô, bạn có thể chọn tuyến đường có trạm thu phí để có thời gian di chuyển nhanh nhất, quãng đường dài 94km. Bạn rời Hà Nội theo đường cầu Nhật Tân, đi vào ĐCT 05 – lối ra về phía đường Phù Đổng, Việt Trì – Trường Chinh – Lạc Hồng – Chu Hóa – rẽ trái tại ngã ba Chu Hóa – Đến đền Chúa Lâm Thao. Nếu bạn muốn đi quãng đường không có trạm thu phí thì có thể tham khảo quãng đường cho xe máy dưới đây.

Lộ trình di chuyển bằng ô tô có trạm thu phí

Đối với di chuyển bằng phương tiện xe máy, bạn sẽ mất khoảng hơn 2 tiếng cho quãng đường 90km để đến đền. Bạn rời Hà Nội theo đường cầu Nhật Tân – QL5 – Tiền Phong – đi theo trục chính đô thị Mê Linh – QL2A – rẽ trái vào ĐT 305B – ngoặt phải vào QL2A – Việt Trì – cầu Việt Trì – tại vòng xuyến đi theo lối ra thứ 3 vào Nguyệt Cư – Lạc Long Quân – Hồng Hà 1 – Phố Gát – đường Sông Thao – đường Lạc Long Quân – QL32C – Đền Chúa Lâm Thao.

Lộ trình di chuyển bằng xe máy

Lễ hội đền Chúa Lâm Thao

Hàng năm, ngày tiệc của Bà Chúa Ót tương truyền là vào ngày 25 tháng 12 âm lịch và hội đền Chúa Lâm Thao được mở từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 6 tháng giêng. Theo thông lệ hàng năm, mùng 3 sẽ làm lễ mộc dục, mùng 4 sẽ rước Chúa cùng phò mã đi quan thị trấn và sang đền thờ người con trai cả, đến mùng 6 lại rước Chúa cùng phò mã trở về bản đền. Đến ngày ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 thì rước Chúa sang đền Vua Hùng.

Kinh nghiệm khi đi lễ Chúa Lâm Thao

Hầu giá Chúa Lâm Thao

Cũng giống như Chúa Nguyệt HồChúa Đệ Tam Lâm Thao cũng rất hay ngự về đồng. Trong Tam Vị Chúa Mường, khi dâng đàn Chúa Bói, mỗi vị Chúa Bà sẽ về chứng mỗi tòa khác nhau. Khi thỉnh Chúa Đệ Tam Lâm Thao, Chúa Bà sẽ về chứng tòa Đệ Tam màu trắng. Khi về ngự đồng Chúa Bà vận áo trắng, vấn khăn trắng, có nơi thì người hầu đồng sẽ múa mồi, nhưng có nơi hầu Chúa lại chỉ cần dùng quạt khai quang.

Dâng lễ Chúa Lâm Thao

Hàng năm cứ đến những dịp lễ hội lớn tại đền Chúa Đệ Tam Lâm Thao, hàng ngàn du khách thập phương lại đổ về nơi cửa đền để xin lộc, cầu tài, bình an trong cuộc sống. Để bày tỏ lòng thành kính của mình, các con hương đều dâng lên Chúa Bà những lễ vật đẹp nhất, cầu kỳ nhất.

Lễ vật khi đến cửa đền Chúa Lâm Thao nên có bao gồm 1 bó hoa, 1 đĩa quả gồm nhiều loại quả, 1 chai rượu nhỏ, 1 đĩa trầu cau, giấy tiền, xôi thịt và cánh sớ.

Sau khi dâng những thức lễ này lên trên ban thờ thánh, bạn hãy chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và tiền giấy thì bạn đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.

Bản văn Chầu Chúa Lâm Thao

Lâm Thao Cao Mại quê nhà

Anh linh trắc giáng Chúa Bà Đệ Tam

Quyền hành cai quản sơn trang

Sơn lâm các động xa gần làm tôi

Anh linh lừng lẫy núi đồi

Nữ trung oanh kiệt toàn tài kiếm cung

Tuân lệnh sai thiên đình sắc chỉ

Chúa Giáng trần diệt lũ tà kinh

Chúa sai vạn vạn binh hùng

Gần xa đâu đó dốc lòng không sai

Chúa đi khắp bốn phương trời

Trung linh thần nữa đền thờ chí công

Hùng Vương thánh tổ lạc hồng

Sớm khuya chầu chực ngai rồng vào ra

NGắm xem khắp hết gần xa

Vào chùa Hương Tích Phật Bà Quan Âm

Một lòng mộ đạo nhất tâm

Quy y Phật Tổ thần thông nhiệm màu

Dù ai hiếu đạo kêu cầu

Nhan đăng khấn nguyện hương hoa cúng dàng

Phép tiên Chúa giáng một khi

Cứu dân độ thế tức thì tan không

Dạo chơi nam bắc tây đông

Lầu son phủ tía đền rồng vào ra

Chúa vào cửa Mẫu tâu qua

Lạng Sơn Bắc Lệ lại ra phủ Hòn.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Thánh Tích Quan Hoàng Mười Nghệ An

Thánh Tích Quan Hoàng Mười Nghệ An

Cứ tới ngày 10/10 Âm Lịch hằng năm, du khách thập phương lại tấp nập hành hương về chiêm bái cửa đền Ông Hoàng Mười. Với mong cầu được Ông phù hộ cầu tài lộc và cầu cho con em được đỗ đạt thành tài để làm rạng danh tổ tông.

Thần Tích Chầu Cả Thượng Thiên

Thần Tích Chầu Cả Thượng Thiên

Đứng đầu trong Thập Nhị Vị Chầu Bà – các vị thánh cai quản khắp bốn phương tám hướng trên rừng dưới nước của đất Việt ta, phải kể đến Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên. Ngài là vị thánh được nhân dân ta huyền hóa qua đời thứ nhất mẫu Liễu giáng hạ ở Vị Nhuế, Nam Định.

Thánh Tích Ông Hoàng Tám Bát Nùng

Thánh Tích Ông Hoàng Tám Bát Nùng

Ông Hoàng Bát Nùng đứng hàng vị thứ tám trong Thập Vị Ông Hoàng Tứ Phủ Linh Thiêng. Tại vùng Cao Bằng, người ta đang thờ phụng Ông Hoàng tám bát Nùng vì được cho là hiện thân của Ông Hoàng Bát. Ông Hoàng Bát Nùng là vị anh hùng người dân tộc Tày Nùng, Ông đã có công đuổi đánh giặc Tống bảo vệ nhân dân ta.