Thần Tích Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 40 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Là một trong Ngũ Vị Tôn Quan thuộc hệ thống thần linh Tứ Phủ, Quan Đệ Nhất là vị Quan Ông được nhân dân đời đời biết ơn với công vô cùng lao to lớn gắn liền cùng thần tích Đền Đồng Bằng và hiện thân của Vua Cha Bát Hải. Đền thờ Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên ở đâu? Bản văn Quan Đệ Nhất là gì? Hãy cùng Quảng Nguyên tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Là một trong Ngũ Vị Tôn Quan thuộc hệ thống thần linh Tứ Phủ, Quan Đệ Nhất là vị Quan Ông được nhân dân đời đời biết ơn với công vô cùng lao to lớn gắn liền cùng thần tích Đền Đồng Bằng và hiện thân của Vua Cha Bát Hải. Đền thờ Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên ở đâu? Bản văn Quan Đệ Nhất là gì? Hãy cùng Quảng Nguyên tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thần Tích Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên

Quan lớn đệ nhất thượng thiên

Sự tích về Quan Đệ Nhất Thượng Thiên

Quan Lớn Đệ Nhất là vị Quan Ông đứng đầu trong Ngũ Vị Tôn Ông – những vị Quan thay mặt Mẫu cai quản bốn cõi Thiên – Địa – Thủy – Nhạc. Có quan điểm về tâm linh Tứ Phủ cho rằng, Quan Lớn Đệ Nhất vốn là con trai cả của Ngọc Hoàng Thượng Đế (cũng có quan điểm cho rằng các Ngài là con trai của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình). Quan Lớn Đệ Nhất được coi là Ông Lớn cai quản Thượng Thiên nên còn được nhân dân ta gọi là Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên.

Tương truyền rằng, Ông là Tôn Quan Đại Thần trên Đế Đình Thiên Cung, được sắc phong ngôi vị Thượng Thiên Nhất Phẩm Công Hầu, có nhiệm vụ cai quản tam giới đình thần văn võ. Nhân dân phong danh hiệu cho Ông là Đức Thánh Cả, là Tôn Quan Đệ Nhất, còn danh hiệu vua phong là Tham nghị triều chính Vương Quan. Quan Lớn Đệ Nhất là vị Quan Ông trực tiếp hầu cận bên vua cha Bát Hải Động Đình, Ngài thay quyền và đại diện cõi nhân gian, thừa hành Tam giới, tâu đối tội phúc nhân danh cõi Thượng Thiên (trên trời).

Sự tích về Quan Ông được lưu truyền rằng, Ngài là con trời và được Thái Hậu Bà sinh vào ngày mùng mười tháng một năm Bính Dần. Khi hóa xuống trần, Ngài luôn phù dân vệ quốc với điển tích hạ phàm làm Đức Thánh Cả – phó tướng góp công giúp Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân. Hay Ngài hiện thân về làm tướng hầu cận bên Vua Cha Bát Hải – Phạm Vĩnh giúp vua Hùng thứ 18 trong thần tích đền Đồng Bằng được lưu truyền lại muôn đời.

Theo một số tài liệu ghi chép lại thì tên húy của Ngài là Nguyễn Hồng Liệt, đời trước Ngài ở Vân Đình và thác hóa tại dòng sông Đáy. Đời sau Ngài hạ phàm tại vùng đất Nam Ninh, nhưng sống và thác hóa tại Thái Bình. Sau cùng Ngài lại giáng hạ ở Nam Ninh, sống và thác hóa tại nơi đây.

Đền thờ Quan Đệ Nhất Thượng Thiên

Di tích đền Đồng Bằng

Đền thờ chính Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên thuộc quần thể di tích lịch sử đền Đồng Bằng, địa chỉ tại thôn Đồng Phúc, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền Đồng Bằng là nơi ghi dấu điển tích Quan Lớn Đệ Nhất được phái xuống hạ phàm làm tướng giúp Phạm Vĩnh dẹp giặc.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, của thời gian, ngày nay đền đã được phục dựng lại trên chính thủ phủ và bản doanh của Ngài khi xưa.

Đền Tĩnh Quan Lớn Đệ Nhất – Quan Đệ Nhất Linh Từ

Cùng thuộc quần thể di tích lịch sử văn hóa đền Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng, ngôi đền cách đền Đồng Bằng 200m và được xây dựng từ thời Vua Hùng thứ 18.

Tương truyền rằng, vị trí đền là nơi khi xưa Quan Lớn Đệ Nhất thường xuyên lui về nghỉ ngơi sau những ngày lo toan công việc triều đình. Ngôi đền được nhân dân lập tại chính nơi này để tưởng nhớ công ơn của Ngài. Trải qua một thời gian dài bị phong hóa do thiên tai, nay đền đã được trùng tu, cải tạo, xây sửa trở nên khang trang hơn trên chính nền đất xưa. Trong đền vẫn còn lưu giữ lại được pho tượng cổ lâu đời của Ngài đặt ở cung ngoài, ngoài ra tại cung cấm còn có thêm một pho tượng mới tạc Quan Đệ Nhất mặc áo đỏ thêu rồng.

Quan lớn điều thất cũng có đền thờ gần quan lớn đệ nhất thượng thiên.

Kinh nghiệm khi đi lễ Quan Lớn Đệ Nhất

Ngày tiệc của Quan Đệ Nhất

Ngày khánh tiệc đản nhật giáng sinh của Quan Đệ Nhất là vào ngày mồng 10 tháng 1 âm lịch, còn khánh tiệc đản nhật của Ngài là vào ngày 24 tháng 8 âm lịch.

Hầu giá Quan Lớn Đệ Nhất

Quan Lớn Đệ Nhất hay về ngự đồng vào những dịp lễ lớn, đại sự như mở phủ, tạ phủ, hầu xông đền, xông điện. Với quan niệm dân gian rằng hàng đệ nhất là hàng đi tu nên khi về ngự đồng, Quan Đệ Nhất chỉ chứng đàn phù chứ không làm việc hay hiến tửu, trừ khi mở phủ kiêm tri đôi nước.

Khi về ngự đồng, Ngài thường vận áo đỏ thêu rồng, hồ phù, nét đỏ, mạng đỏ và đai đỏ. Sau đó Quan Lớn làm lễ tấu hương, khi quang và chứng sớ điệp trạng mã. Khi văn thỉnh đến đoạn: Đệ Nhất Tôn Quan…, thanh đồng sẽ ra tay dấu một ngón phía bên tay trái sau đó tung khăn.

Dâng lễ Quan Lớn Đệ Nhất

Khi đi lễ di tích đền Đồng Bằng, du khách thập phương và người dân bản địa thường về đền Quan Đệ Nhất thắp hương dâng lễ, bày tỏ tấm lòng biết ơn tới Ngài. Khi hành hương, người ta thường hay sắm sửa một mâm lễ chay mặn tùy tâm, những thức lễ tiêu biểu đó bao gồm: hoa quả, cơi trầu, quả cau, xôi thịt, nén hương, giấy tiền, cánh sớ.

Bản văn Quan Lớn Đệ Nhất

Bài 1

Hương một triện chín lần soi thấu

Giãi lòng trần khải tấu linh thông

Thỉnh mời Đệ Nhất tôn ông

Lai lâm chứng giám điện trung uy hùng

Anh linh lục trí thần thông

Quyền cai tam giới uy phong phép màu

Thượng thiên xe giá lên chầu

Khâm thừa sắc chỉ công hầu ra uy

Nổi cơn mưa gió tức thì

Sấm vang tám cõi mây che ngất trời

Đượm nhuần thiên hạ đôi nơi

Thừa nhàn ông mới dạo chơi các toà

Ba mươi sáu động tiên nga

Bồng Lai tiên cảnh chẳng xa chút nào

Bạn tiên dâng quả bàn đào

Rượu tiên thơ thánh thấp cao đôi tuần

Cung thương làu bậc ngũ âm

Cờ tiên đua nước bách thần nhởn nhơ

Ngọc Hoàng ngự chỉ phán ra

Bước vào bái tạ xuống qua cõi trần

Kíp đòi thổ địa long thần

Hỏi xem thiên hạ vạn dân thế nào

Sớ lên tâu nộp thiên tào

Ngọc Hoàng giá ngự ngôi cao đế đình

Dưới toà thuỷ tế long cung

Vua cha thấy mặt trong lòng yêu tin

Triều thần văn võ đôi bên

Ông tâu các việc thượng thiên lệnh hành

Xuống chầu thuỷ điện long tinh

Mười hai cửa bể cảnh thanh tú mầu

Long xà ngư biếc về chầu

Sóng xô mấy lớp nước triều mấy phen

Uy thanh trấn động kinh thiên

Phút thôi ông đã ngự lên lâm tùng

Có phen giá ngự sơn trung

Thạch bàn xe giá mây rồng tàn che

Dư muôn thú vật cầm thi

Dâng hoa tiến quả bốn bề xôn xao

Bạn tiên mừng rỡ đón chào

Cảnh nào là chẳng mĩ miều thanh tân

Xuống trần vui thú cõi trần

Thiên Đình có khách hồng trần dâng hoa

Dưới thuỷ tề long xà phục củng

Sơn lâm đều mến đức tôn vương

Trải qua thiên hạ bốn phương

Lòng trần khải tấu thắp hương khấn cầu

Tự nhiên ứng biến nhiệm mầu

Hoặc ai số hệ về đâu những là

Đệ tử hiến cúng hương hoa

Khấu đấu vọng bái ông đà độ cho

Sắm sanh gà lợn trâu bò

Đèn hương trầu quả thấu cho cõi lòng

Chí thành hữu cảm tất thông

Sở cầu tất ứng giáng lâm độ trì

Chữ rằng thánh giáng lưu ân

Đa tài đa lộc thiên xuân thọ trường.

Bài 2

Bóng kim ô ánh vàng choi chói

Cõi trăng già vời vợi ngôi cao

Trời xanh vằng vặc ngôi sao

Mây tuôn năm sắc đỏ đào bốn phương

Phóng hào quang khắp hòa thiên hạ

Vầng nguyệt soi chiếu cả hư không

Bốn mùa xuân hạ thu đông

Muôn dân mới biết âm dương phép màu

Trên thượng lầu Ngọc Hoàng thái cực

Dưới bách thần chầu chực hôm mai

Ngọc Hoàng ngự cảnh thiên thai

Đền rồng cao ngất cửa đài trang nghiêm

Mới ứng điềm rồng bay phượng múa

Tứ lân vờn thất bộ sao sa

Tám nghìn tiên nữ bách hoa

Sớm khuya chầu chực vua cha Ngọc Hoàng

Trong đền vàng hương bay trầm xạ

Ngoài thành mây khói tỏa nguy nga

Mây rồng năm thức phủ che

Thánh hoàng thái hậu tức thì thụ thai

Năm Bính Dần mồng mười tháng tám

Thái hậu bà sinh giáng tôn ông

Bách quan vọng bái cửu trùng

Châu phê long bút sắc phong thái hoàng

Trên thượng giới tôn quan giáng thế

Vâng sắc trời cứu thế độ dân

Sắc vua phong Thượng đẳng linh thần

Khắp thiên hạ muôn dân đảo cầu.

Trong tám cõi cửu châu vọng bái

Quan độ cho quốc thái dân an

Khâm thừa sắc lệnh vua ban

Sổ sinh, sổ tử liệt hàng châu phê

Đủ mọi bề tài kiêm văn võ

Trong bách thần nào có nhường ai

Lược thao văn võ toàn tài

Đình thần tứ phủ nào ai dám bì

Đức dung nghi bẩm sinh tài thánh

Biến lạ thường đức tính tinh anh

Uy gia khắp hết thiên đình

Làm mưa làm gió mở thành, khai sông

Chuyển trời đất mưa tuôn chớp lói

Nổi cơn giông cây cối đổ xô

Mây tuôn gió thổi mịt mù

Muôn loài quỷ mị làm cho rụng rời

Vang tiếng sét Ông sai lôi giáng

Qúy cùng tà phách tán hồn bay

Tôn quan vạn phép ai tày

Sông Ngân cũng vượt bề dày cũng qua

Gỗ chò hoa sai quân lên lấy

Các cửa ngàn đâu đấy đều kinh

Chúa mường chúa mán thần linh

Thượng ngàn các cửa phục tình làm tôi

Mới thử chơi mưa sa bão giật

Qúy cùng tà xiêu bạt tán đi

Có phen ngự xuống đan trì

Voi vàng ngựa bạc tức thì thưởng quân

Có phen dạo non nhân nước trí

Cảnh bầu trời sơn thủy long lâu

Tôn quan giá ngự thượng chầu

Khuông phù đệ tử sở cầu tòng tâm.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Thần Tích Quan Đệ Tứ Khâm Sai

Thần Tích Quan Đệ Tứ Khâm Sai

Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai là vị quan lớn đứng vị trí thứ tư trong hàng Ngũ Vị Tôn Quan Tứ Phủ. Ngài là một vị quan khâm sai có uy quyền lớn và chỉ có một đền thờ chính Ngài tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Nơi đây là một trong những ngôi đền lớn và nổi tiếng tại vùng đất Hải Phòng.

Sự Tích Cậu Bé Bản Đền

Sự Tích Cậu Bé Bản Đền

Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cậu có ngôi vị thấp nhất. Về thân thế và thần tích của các Thánh Cậu trong Tứ Phủ Thánh Cậu gần như không có tài liệu vào ghi chép lại.

Thánh Tích Cô Bé Minh Lương

Thánh Tích Cô Bé Minh Lương

Đền Cô Bé Minh Lương nằm tại địa phận xã Lăng Quán (Yên Sơn), cách thị xã Tuyên Quang khoảng 11 km theo đường Tuyên Quang -Hà Giang. Xung quanh khu vực Tuyên Quang này còn có đền Cô Bé Mỏ Than, và đền Cô Bé Cây xanh. Cô Bé Minh Lương có thể được coi chính là Cô Bé Thượng Ngàn.