Nhân Quả Là Gì ? Nhân Quả Hiểu Như Thế Nào?

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 17 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Chúng ta thường hay nói nhiều về nhân – quả trong cuộc sống nhưng nhiều người chưa hiểu hết thật sự nhân quả là gì?. Mối quan hệ giữa nhân – quả?.

Chúng ta thường hay nói nhiều về nhân – quả trong cuộc sống nhưng nhiều người chưa hiểu hết thật sự nhân quả là gì?. Mối quan hệ giữa nhân – quả?. Và vì sao nhiều người tốt làm nhiều việc thiện vẫn sống cuộc sống nghèo khổ, gặp nhiều chuyện xấu?

Nhân Quả Là Gì ? Nhân Quả Hiểu Như Thế Nào?

Vậy Nhân quả là gì?

- Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Nhân quả là mối quan hệ nguyên nhân đưa đến kết quả tương ứng.

Ví dụ: Hạt xoài sẽ trồng ra cây xoài chứ không thể trồng ra cây dưa hấu.

+ Mối quan hệ về nhân quả:

- Nhân và quả có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong nhân hàm chưa quả và trong quả hàm chứa nhân. Thông thường chúng ta có thể thấy nhân nào sẽ sinh ra quả nấy.

Ví dụ: Ta nhìn một hạt cam thì ta biết tương lai sẽ mọc lên cây cam. Và khi ta nhìn quả cam thì ta biết nó được trồng từ hạt cam trước đó.

Tương tự như vậy, khi nhìn vào một con người có nhân là: “Siêng năng, cần cù, chịu khó, lương thiện”thì quả của họ: “Hạnh phúc, tốt đẹp”. Còn nhìn một người: “Bần cùng, đau khổ, nghèo khó, bệnh tật”thì ta biết nhân của họ trước kia là làm những việc xấu và đầy tội lỗi.

Quá trình từ nhân đến quả

Từ nhân đến quả không có một thời gian nhất định, có thể nhanh có thể chậm tùy theo đặc tính sự việc và sự kết hợp của các duyên.

Nhân quả bao giờ cũng diễn ra theo đúng quy luật, nhưng tùy theo các yếu tố phụ tác động vào mà có sự thay đổi về thời gian.

 Ví dụ: Một người trồng cam ( Theo thường lệ sau 3 năm cam sẽ kết trái, ra quả ) nhưng người gieo trồng lại làm biếng, không chăm nom, tưới nước, bón phân thường xuyên nên 4 năm cam mới ra quả.

  Sự chăm sóc bón phân đó là những yếu tố phụ tác động vào nhân gọi là duyên. Bởi chính những yếu tố phụ đó đã làm thay đổi chu kỳ nhân quả khiến cây cam ra quả muộn hơn.

Xem thêm: trì tụng chú đại bi đem lại công đức gì

Tương tự, khi một người làm ác họ chưa kịp trả quả thì đã gặp những người bạn tốt khuyên nhủ họ hồi tâm hướng thiện, khiến quả xấu tạm thời gác lại có thể đến kiếp sau họ mới phải trả. Những người bạn tốt đã khuyên họ chuyển tâm chính là những duyên lành tác động lên quá trình nhân quả của họ.

Dựa vào yếu tốt thời gian có thể chia làm mấy loại nhân quả:

  1. Nhân quả hiện báo: tạo nhân sẽ có quả ngay trong đời này.
  2. Nhân quả sanh báo: tạo nhân trong đời này, có quả trong đời sau.
  3. Nhân quả hậu báo: tạo nhân trong đời này, đến nhiều đời sau mới có quả.

Điều này giải thích tại sao có những người làm việc thiện mà cuộc đời vẫn đau khổ, bởi quả thiện của kiếp này chưa tới, mà họ đang lãnh quả xấu của kiếp trước. Sau khi kết thúc qủa xấu đó đến quả thiện hiện ra họ mới được hưởng hạnh phúc.

Hay có thể giải thích theo quan điểm khác: Những người làm thiện họ luôn gặp những khó khăn trở ngại bởi khi đó họ sẽ được trả những món nợ hay quả xấu mà nhiều đời, nhiều kiếp sau đáng nhẽ phải trả sẽ về trong kiếp này. Để họ trả hết và đến khi kết thúc quả xấu họ sẽ được hưởng viên mãn, hạnh phúc, giàu sang.

Còn những người làm ác bởi sao họ vẫn được sung sướng, giàu có, hạnh phúc. Bởi khi những người làm ác phước đức ( Nhân lành ) mà họ đã gieo trồng từ nhiều đời, nhiều kiếp trước mà có thể kiếp sau họ mới được gặt hái sẽ hiên về, làm lu mờ con mắt, để họ được hưởng lạc, hưởng sự sung sướng. Nhưng đến khi nhân lành – quả ngọt đã hết thì họ phải trả những quả xấu mà họ đã gây ra, trong kiếp hiện tại hoặc trong những kiếp sau.

Bởi vây qua đây mong các bạn khi đọc bài này đã biết, đã hiểu về nhân quả thì nên hãy biết tu tâm – dưỡng tánh, biết hướng thiện, làm lành để sau này được gieo những nhân lành – quả ngọt.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Phật Dạy Về Chữ Tham, Lòng Tham Và Sự Đau Khổ Vì Tham

Phật Dạy Về Chữ Tham, Lòng Tham Và Sự Đau Khổ Vì Tham

Đau khổ có lẽ là điều mà không ai mong muốn bản thân gặp phải. Vậy vì sao con người lại trở nên đau khổ như vậy? Theo lời Phật dạy thì mọi nỗi khổ đều xuất phát từ ba nguyên nhân: tham - sân - si. Trong đó “tham” là nguồn cơn của mọi vấn đề.

Nghe lời Phật dạy về ngày lành tháng tốt và giờ hung cát

Nghe lời Phật dạy về ngày lành tháng tốt và giờ hung cát

Trong cuộc sống, chúng ta thường chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành các việc trọng đại như xây nhà, cưới hỏi, khai trương hàng quán…

Giáo Lý Phật Giáo căn bản I - 3 sự tồn tại

Giáo Lý Phật Giáo căn bản I - 3 sự tồn tại

Bất kể ai tìm hiểu về đạo phật cũng cần tìm hiểu đến giáo lý Phật Giáo, đó là kim chỉ nam để thực hành tín ngưỡng trong Đạo Phật. Một trong giáo lý đầu tiên có thể nói là giáo lý căn bản gốc rễ, Trong giáo lý này phân tích sự tồn tại của 3 yếu tố, dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu.