Lỗi Đồng Là Gì? Các Nguyên Nhân Lỗi Đồng Trong Đạo Mẫu

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 409 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Lỗi Đồng là một hiện tượng thường xuyên sảy ra, và sảy ra với nhiều người. Ngày nay trong thời kỳ mạt pháp, thời đại của những Đồng Thầy chân chính khó có chỗ đứng, trong khi những Thanh Đồng, Pháp Sư, Thầy Cúng

Lỗi Đồng là một hiện tượng thường xuyên sảy ra, và sảy ra với nhiều người. Ngày nay trong thời kỳ mạt pháp, thời đại của những Đồng Thầy chân chính khó có chỗ đứng, trong khi những Thanh Đồng, Pháp Sư, Thầy Cúng đua nhau lên mạng livetream câu kéo, giảng đạo, trong khi việc tâm linh rất thì đúng sai có ranh giới rất nhỏ. Thêm vào đó những người khi mới tiếp xúc với tâm linh, tiếp xúc với Đạo Mẫu thì việc nhận biết được thế nào là đúng thế nào là sai là việc làm khó khăn.

Lỗi Đồng Là Gì? Các Nguyên Nhân Lỗi Đồng Trong Đạo Mẫu

Việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính sau :

1. Người đồng thầy thực chất chỉ là đồng hầu, không được bề trên cấp sắc lệnh lại đi trình đồng mở phủ cho người, thì bị lỗi đồng phạm luật (phạt cả thầy lẫn trò). Thông thường Đồng hầu là đồng cô, đồng cậu, được lộc tại chỗ, nhiệm vụ của Cô, Cậu là phụng sự cửa Cha cửa Mẹ, không thể dẫn đàn hầu được.

2. Người đồng thầy được bề trên cấp sắc lệnh được phép trình đồng mở phủ cho người, nhưng trong thời gian tu tập, hành đạo, không giữ được đạo đức, tác phong con nhà thánh, làm nhiều chuyện xấu xa, bỉ ổi, trái đạo;hay chửi bậy,văng tục; mắng chửi, khinh thường con hương đệ tử; tham lam tiền bạc,....thì bị bề trên xóa bỏ lệnh sắc, trở thành đồng hầu thông thường, khi đó các con hương, đệ tử, theo bản điện của đồng thầy đó đều sẽ bị phạt căn, đây gọi là lỗi đồng phạm luật.

Trong trường hợp này nếu các con hương, đệ tử được đồng thầy đó trình đồng mở phủ hoặc lập bát hương thờ cúng, thì nhất định phải tìm thầy khác mà sang lại khăn áo hoặc phải tôn lập lại bát hương mới tránh được tai ương.

3. Người đồng thầy mà mệnh căn thấp hơn mệnh căn của người ra trình đồng mở phủ, nhưng vẫn cứ mở phủ trình đồng cho người ta thì bị lỗi đồng phạm luật. Trường hợp này không đúng hoàn toàn, bởi vì người có căn cao nhất thì sao, như vậy việc quan trọng nhất là người mở phủ cho người khác căn thấp hơn thì việc tu tập của đồng con sẽ khó khăn hơn, dễ dẫn đến thay đổi tư tưởng mà dẫn đến tự bỏ Thầy mà thôi.

4. Người ra trình đồng mở phủ mà không có đàn mã tiến dâng là bị lỗi đồng phạm luật.

5. Người là đồng hầu mà lại nghênh ngang lập điện thờ cúng hoành tráng là bị lỗi đồng phạm luật.

6. Người là đồng bói mà lại trốn tránh việc lập điện cúng thờ thì bị lỗi đồng phạm luật.

7. Người là đồng hầu nhưng có tố chất thông minh, năng khiếu huyền học, linh tính nhạy bén, có khả năng biết soi bói, đoán mệnh tương lai quá khứ cho người, từ đó ngộ nhận mình là đồng soi, bói, rồi tiến hành lập điện làm việc soi căn, nối quả, cho người ta là bị lỗi đồng phạm luật.

8. Người ra trình đồng hoặc hầu đồng mà tiền bạc không đủ, phải nhờ vay mượn của đồng thầy mới được khóa lễ, khóa hầu viên mãn, nhưng sau đó thất hứa không trả lại hoặc không trả đủ là bị lỗi đồng phạm luật.

9. Người đến hạn phải ra trình đồng mở phủ nhưng lại đi tiễn căn hoặc khất đồng là bị lỗi đồng phạm luật.

10. Người đã ra trình đồng mở phủ, do duyên phận, do nghiệp quả, do thử thách của nhà Ngài mà cuộc sống trong 3 năm đầu tiên nhất định vẫn còn nhiều gian nan, khó khăn. Trong giai đoạn này không giữ được kiên định, lại tìm thầy khác để sang khăn áo mong giàu có cao sang hơn người là bị lỗi đồng phạm luật.

11.Thầy Cúng, Thầy Pháp cũng Hầu Đồng, tuy nhiên không thể dẫn trình đệ tử có căn soi bói được. Những đồng thầy mà có lộc pháp, thì chỉ dẫn trình cho người có lộc pháp mà thôi.

Trường hợp lỗi đồng thì đệ tử phải biết để xoay khăn

Bài viết còn nhiều thiếu sót, sẽ bổ sung thêm khi có thêm kiến thức.

 

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Kinh Trần Triều Hiển Thánh

Kinh Trần Triều Hiển Thánh

Trước khi tìm hiểu về Kinh Trần Triều mời các bạn tìm hiểu qua một số tác dụng và ý nghĩa của Kinh qua những câu nói của các bậc tiền nhân rất giỏi và có công lao rất to lớn đã để lại một kho báu kiến thức về âm dương, kiến thức về vạn vật trên trời đất này. Đồng thời cũng hiểu thêm về tầm quan trọng của Kinh.

Các Ngày Lễ Tiệc Tứ Phủ Trong Năm

Các Ngày Lễ Tiệc Tứ Phủ Trong Năm

Trong tứ phủ có rất nhiều các vị thánh khác nhau, nếu như ai đo quan tâm hoặc đang theo Đạo Mẫu Việt Nam thì nên biết các ngày tiệc của các vị thánh để bố trí thời gian đến Viếng tại các Đền thờ Thánh nhé.

Chúa Thượng Ngàn Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chúa Thượng Ngàn Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chúa Thượng Ngàn là vị Thánh Mẫu thuộc hệ thống Tam Tòa Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người Việt, bên cạnh Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải. Bà không chỉ là vị thần cai quản mà còn là hồn thiêng của vùng núi non và các cửa rừng ở khắp mọi nơi.