Khê Đồng Là Gì, Hiểu Rõ Về Khê Đồng

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 315 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Khê đồng là gì? tại sao lại bị khê đồng? và khê đồng thì có phải xoay khăn hay không? là những câu hỏi được nhiều người mới ra hầu đồng gặp phải, thậm chí là có cả những người ra đồng 10 năm vẫn chưa hiểu và chưa được yên căn yên số. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về hiện tượng khê đồng trong tứ phủ và làm sao để hóa giải khê đồng.

Khê đồng là gì? tại sao lại bị khê đồng? và khê đồng thì có phải xoay khăn hay không? là những câu hỏi được nhiều người mới ra hầu đồng gặp phải, thậm chí là có cả những người ra đồng 10 năm vẫn chưa hiểu và chưa được yên căn yên số. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về hiện tượng khê đồng trong tứ phủ và làm sao để hóa giải khê đồng.

Nói một cách khác Khê đồng chính là trong quá trình hầu bị lỗi, việc thỉnh bóng Thánh về ngự đồng chưa được linh ứng, ở đây Khê được hiểu như là Hỏng, Khê cũng có nghĩa là Khết, bị cháy. Khi Đồng thầy trong quá trình dẫn đàn vì một lý do nào đó mà không được chứng giám thì được coi là Khê Đồng.

Khê Đồng Là Gì, Hiểu Rõ Về Khê Đồng

Tìm hiểu về khê đồng

Một số bạn thường nhầm lẫn việc khi hầu Thánh không tung khăn được là Khê đồng, điều này không hoàn toàn đúng, đối với một số Đồng con trước khi ra trình cha trình mẹ cuộc sống oan trái nhiều hoặc bị bắt sát quá nên khi ngồi chiếu hầu thường là tủi bóng không tung được khăn, trường hợp này Đồng thầy kêu cầu tấu đối cho Đồng con, nếu vẫn nặng quá không hầu được thì chỉ cần thỉnh bóng, nhà Ngài vẫn ngự nhưng chỉ tráng bóng rồi xe giá, sau đó Đồng Thầy hầu tạ, vấn hầu vẫn được coi là chu viên hoàn mãn, bởi hệ quả sau đó mới là quan trọng, sau lễ trình hầu ấy Đồng con được cha mẹ độ cho yên tâm, yên tính, yên lính, yên đồng, gia sự bình an, đầy thuyền mãn quả thì vấn hầu ấy vẫn được coi là đắc lễ
Việc đồng con không tung khăn chỉ được coi là khê đồng khi không có bóng thánh về chứng, trường hợp này còn gọi là đồng đá. Ngoài ra còn một số hiện tượng khác cũng được coi là khê đồng như Bóng thánh về nhưng không đi, hoặc ngã trên sập hầu ..v..v…

Lý giải về nguyên nhân vì sao bị Khê đồng, có quan điểm cho rằng vì Đồng thầy căn thấp hơn đồng con nên không kêu thấu tấu nổi, không tỏa bóng được cho Đồng con. Theo Ad thì không phải như vậy, vì hiện tượng khê đồng xảy ra ở cả trường hợp Đồng thầy căn cao mở phủ cho Đồng con căn thấp hơn, hoặc thậm chỉ Đồng cựu cũng có thể bị khê đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Ad xin liệt lê vài trường hợp điển hình

Nguyên nhân trước tiên hẳn ai cũng biết, đó là trường hợp không phải con nhà 4 phủ nhưng nhẹ dạ cả tin theo thầy bà hám tiền xúi bẩy, hoặc bản thân thân chủ vì ham cầu được ban tài phát lộc mà bắc ghế hầu thánh, đối tượng này trình đồng mở phủ nhưng không có vị cầm bản mệnh nào về nhận, dẫn tới hiện tượng không tung được khăn.

Trường hợp thứ hai là con nhà 4 phủ nhưng phạm lỗi nặng, làm những việc hổ thẹn với bản thân, khi hầu nhà ngài bị ngã ngay trên sập hầu, đây chính là hiện tượng nhiều đồng mắc phải, thậm chí ngay cả đồng cựu cũng bị ngã. Hoặc khi ra hầu cha mẹ bản thân không thanh tịnh, chúng ta hầu cha mẹ là mang cái thân, khẩu, ý làm ghế cho ngài ngự, trước mỗi vấn hầu thanh đồng ăn chay, kiêng sắc dục, giữ gìn khẩu ý, tắm gội sạch sẽ. Nếu phạm vào một trong những điều trên không những Thánh không về tráng bóng mà còn bị phạt nặng.

Trường hợp thứ 3 nhận sai vị cầm bản mệnh, bạn là con vị A nhưng lại nhận vị B là mẹ dẫn đến loạn bóng, việc này phụ thuộc vào phúc đức của bản thân và tổ tiên của đồng con có gặp được Đồng thầy có tâm đức soi căn nối quả đúng cho đồng con. Ad đã gặp vài trường hợp, là con cái 4 phủ không sát bên nhà Trần nhưng lại đội lệnh nhà Trần, sau khi trình xong đồng con nhẹ thì lụi bại, nặng thì phát điên.

Các bạn thân mến, là con nhà bốn phủ không chỉ là vinh dự tự hào mà còn là trách nhiệm, việc hoằng dương đạo mẫu là nhiệm vụ hàng đầu, mỗi chúng ta bằng việc hầu hạ cha mẹ đúng phép tắc lề lối cũng là góp phần vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thân chúc các bạn ngày cuối tuần vui vẻ, an lạc

Nguồn: Đồng Âm

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Chầu Tám Bát Nàn Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chầu Tám Bát Nàn Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chầu tám Bát Nàn là một trong những vị Chầu Bà Tứ Phủ nổi tiếng linh thiêng, phù hộ độ trì, ban phước lành cho dân chúng. Bà được mệnh danh là Đại Tướng Đông Nhung – một vị nữ tướng tài ba, anh dũng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầu thế kỉ thứ 1 (40-43). Trong tứ phủ chầu bà có hai Nữ tướng đó là chầu tám bát nàn và Chầu mười đồng mỏ – Lạng Sơn

Tam Vị Chúa Mường Và Mở Tam Tòa Chúa Bói

Tam Vị Chúa Mường Và Mở Tam Tòa Chúa Bói

Với những người có khả năng tiên tri, bói toán (được ăn lộc bói) thì họ cần phải mở Phủ bói để được các vị Chúa Bói gia ân bảo hộ, gia thêm khả năng bói toán đem đi giúp người. Vậy tam vị Chúa Bói là những ai? Mở phủ tam toà Chúa Bói như thế nào? Quảng Nguyên xin gửi đến các bạn trong bài viết sau (tất cả chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi thầy mỗi phép).

Cậu Bé Đồi Ngang Là Ai? Sự Tích Và Bản Văn Cậu

Cậu Bé Đồi Ngang Là Ai? Sự Tích Và Bản Văn Cậu

Trong hệ thống tín ngưỡng thờ mẫu tại Việt Nam (đạo mẫu) được người dân tôn thờ đều là các vị thánh có công lao với đất nước, các bậc vĩ nhân có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của đất nước, và sau này được xếp vào hệ thống tứ phủ (Đạo Mẫu) để nhân dân tưởng nhớ và tôn thờ. Thánh cậu bé đồi ngang tại Thanh Hóa ngày nay cũng là một vị thánh nằm trong hệ thống Tứ Phủ.