Học Dâng Hương Lễ Bái Vào Ngày Mùng 1, Hôm Rằm Đúng Cách Để Hưởng Phúc

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 18 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Theo truyền thống người Việt Nam xưa đến nay vào ngày rằm, ngày mùng 1 đầu tháng đều có những tập tục tâm linh để cầu mong mọi điều tốt đẹp.

Theo truyền thống người Việt Nam xưa đến nay vào ngày rằm, ngày mùng 1 đầu tháng đều có những tập tục tâm linh để cầu mong mọi điều tốt đẹp. Tuy nhiên vào thời hiện đại như bây giờ những tập tục đó ngày càng bị mai một, hãy đọc bài viết sau để nhắc nhở cho bạn nhé!

dâng hương ngày 1 hôm rằm đúng cách

Trong ngày rằm và ngày mùng 1, con người thường có thói quen thắp hương, cúng bái để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp đến với bản thân và gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách cúng bái đúng lễ và một số người thực hiện một cách qua loa, lấy lệ. Hãy chú ý một số điểm sau để thực hành những nghi thức tâm linh thật nghiêm túc. Xem thêm kiêng kỵ ngày mùng một đầu tháng

Cách thức đi, đứng trong nhà chùa

Khi đi chùa không nên đi bằng cửa chính. Vì nhà chùa cho rằng cửa chính chỉ dành riêng cho Đức Phật, Đế Vương, các bậc cao tăng…Khi bước chân vào bên trong Phật đường thì không nên dẫm chân lên bậc cửa vì như thế sẽ phạm tội bất kính với Phật.

Bước chân vào cửa chùa không phải muốn đi như thế nào cũng được. Theo kinh nghiệm xưa, phàm là nữ nhân nên bước chân phải vào trước, nếu là nam nhân thì đặt chân trái. Đi đứng cần chú ý, không giẫm vào bậc hay đá vào cánh cửa. Mỗi bước chân càng mềm mại, nhẹ nhàng càng tốt.

Chùa là nơi tôn nghiêm nên khi bước vào chùa cần đi nhẹ nói khẽ, không gây ồn ào. Theo nghi lễ nhà Phật tội gây ồn ào ở chùa là tội không nhỏ.

Cách dâng hương lễ bái đúng

Khi thắp hương, hãy dùng tay trái để nắm hương còn tay phải châm đèn, tuyệt đối không cầm ngược lại. Bởi con người thường thuận tay phải, dùng tay phải để sát sinh. Do đó khi dùng bàn tay sát sinh để lấy hương thì sẽ mất thiêng.

Người xưa có câu: hương khói tràn đầy phúc lộc càng nhiều. Vậy nên khi thắp hương càng vượng càng tốt, không nên tiết kiệm, dè xẻn. Tay trái nắm ở trên, tay phải đặt ở dưới giơ cao lên ngang trán. Sau đó cắm hương vào lư, dập đầu, lòng hướng tới Phật Tổ, La Hán hoặc bồ tát.

Bạn cũng cần hết sức lưu ý về tư thế quỳ lạy, hai đầu gối quỳ ngang nhau, song song, hai tay chắp lại. Hai tay đặt ngang ngực thì mặc niệm, cao ngang miệng thì khấn nguyện, cao ngang trán thì ngừng khấn. Sau đó mở lòng bàn tay úp xuống, thân quỳ trên chân, cúi sát người lạy. Thực hiện liên tiếp ba lần như vậy.

Một số lưu ý khi đi dâng hương, lễ bái

Đối với trang phục:

Đi chùa, lễ Phật dâng hương bạn cần chọn cho mình những bộ trang phục kín đáo, màu sắc nhã nhặn… Cần tránh ăn mặc hở hang, thiếu tế nhị, chẳng hạn như áo sát nách, váy ngắn, quần đùi, quần short… Với những ai là Phật tử khi đến điện thờ Phật trong chùa cần mặc áo lễ.

Đối với việc cầu nguyện:

Phật luôn dạy con người tránh tham - sân - si, do đó khi đi lễ bái bạn hãy cầu nguyện được phù hộ bình an, sức khỏe, che chở qua mọi tai ương, không nên cầu công danh, tài lộc.

Cách xưng hô:

Bản thân xưng mình là con và gọi sư thầy là Bạch thầy, xưng là A di đà Phật. Khi thưa gửi gì cũng nên chắp tay hình búp sen để tỏ lòng thành kính.

Thắp hương số lẻ hay số chẵn?

Đây là câu hỏi được khá nhiều người nhắc tới, vậy thắp hương số lẻ hay chẵn thì đúng. Theo văn hóa thờ cúng của Việt Nam, dâng hương là nghi thức tâm linh thiêng liêng, việc thắp hương là việc người dương tỏ lòng mong mỏi người âm phù hộ độ trì cho gia đình sức khỏe, bình an, may mắn… Khi dâng hương tuyệt đối không dâng số chẵn vì nó đại diện cho cõi âm. Các con số thường được sử dụng là 3, 5, 7, 9 hoặc cả bó. Khi tới lễ chùa sẽ thường khuyến khích Phật tử cúng 3 nén hương. Mọi thứ căn bản ở lòng thành.

            Ở trên là một số gợi ý trong cách dâng hương, lễ bái ngày rằm, mùng 1 để có nhiều phúc. Tuy nhiên, mọi thứ còn tùy thuộc vào tâm, lòng thành của bạn. Hãy sống vui vẻ, hành thiện để cuộc sống được thuận buồm xuôi gió nhé!

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Thất tình lục dục là gì? Thất tình lục dục là chướng ngại tu tâm đạo

Thất tình lục dục là gì? Thất tình lục dục là chướng ngại tu tâm đạo

Thất tình lục dục là 1 khái niệm Phật giáo. Thất tình là trạng thái tâm lý liên quan đến tình cảm, cảm xúc bao gồm: Hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục…

10 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Thế Giới Vô Hình Đang Tồn Tại

10 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Thế Giới Vô Hình Đang Tồn Tại

10 dấu hiệu minh chứng cho cõi giới vô hình Tâm linh hiện hữu - Bạn xem bạn biết được bao nhiêu điều nhé. Mình cũng đã được chứng kiến rất nhiều nhiều lần cảm nhận dc sự vât hiện tượng  cụ thể không lý giải nổi . 

Phân Biệt Vong Tà Ma Nhập, Thánh Nhập Xác Phàm

Phân Biệt Vong Tà Ma Nhập, Thánh Nhập Xác Phàm

Hiện tượng người bị nhập bởi thế lực tâm linh, cụ thể là người âm nhập xác phàm thì rất nhiều, tuy nhiên nhiều người luôn nghĩ rằng không co thánh nhập xác phàm, vấn đề này còn nhiều tranh cãi. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng nhau phân tích xem hiện tượng thánh nhập xác phàm hay vong tà ma quỷ nhập xác phàm như thế nào nhé.