Chầu Bé Bắc Lệ Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 69 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Chầu Bé Bắc Lệ chính là vị Chầu Bà đứng thứ 11 trong Thập Nhị Vị Chầu Bà của Đạo Mẫu Tứ Phủ. Ngày 12/9 âm lịch hàng năm, có nơi thì là 19/9 âm lịch, du khách thập phương lại sắm sửa đồ lễ hành hương về miền xứ Lạng để chầu bà.

Chầu Bé Bắc Lệ chính là vị Chầu Bà đứng thứ 11 trong Thập Nhị Vị Chầu Bà của Đạo Mẫu Tứ Phủ. Ngày 12/9 âm lịch hàng năm, có nơi thì là 19/9 âm lịch, du khách thập phương lại sắm sửa đồ lễ hành hương về miền xứ Lạng để chầu bà.

Chầu Bé Bắc Lệ Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chầu bé bắc lệ

Sự tích về Chầu Bé Bắc Lệ

Chầu Bé Bắc Lệ xuất thân là một người Nùng, giáng sinh tại vùng quê Bắc Lệ thuộc tỉnh Lạng Sơn. Truyền thuyết kể rằng, Chầu Bé là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân mà thành, có phép thần thông của Đức Thái Tổ ban quyền. Cũng có tài liệu ghi chép rằng, Chầu Bé sau này cũng là vị thánh luôn hầu cận bên Bà Chúa Thượng Ngàn. Chầu Bé có khả năng lay núi động trời, đôi khi Chầu lại lấy tàu lá giả làm hàng bán để trêu đùa người trần. Chầu cũng dạy bảo nhân dân chăm chỉ làm ăn, chịu khó lên núi, lên rừng trồng trọt chăn nuôi, có điều lành thứ dữ Chầu đều mách bảo cho mọi người biết.

Đôi khi, Chầu Bé cũng được cho là đồng nhất với Bà Chúa Sơn Trang. Chầu Bé Bắc Lệ là vị Chầu Bà hay được người dân thỉnh nhất, những vị Chầu Bé còn lại là người coi giữ ở đền đó và chỉ khi nào tới chính đền, các vị đó mới về ngự. Có thể kể tên đó là: Chầu Bé Đông Cuông ở Đền Đông Cuông, Yên Bái; Chầu Bé Đồng Đăng (ở Đền Đồng Đăng, Lạng Sơn); Chầu Bé Tam Cờ (ở Đền Tam Cờ, Tuyên Quang); Chầu Bé Đền Ghềnh (ở Đền Ghềnh, Hà Nội)

Tuy có sự xuất hiện của nhiều vị Chầu Bé tại các đền khác nhau, song người ta vẫn coi đó là Chầu Bé Bắc Lệ đang giáng hiện muôn nơi. Và đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ cũng là một địa điểm tâm linh rất linh thiêng và nổi tiếng.

Đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ

Đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ là ngôi đền nhỏ nằm trên một ngọn đồi cao, đền thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Trong đền Bắc Lệ có thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, và Chầu Bé được tôn suy trong đền là một vị thánh Chầu Bà thuộc hệ thống thờ Mẫu của người Việt. Thông thường, người ta phải khấn tấu Chầu Bé trước khi khấn Thánh Mẫu. Vào ngày lễ, nhân dân địa phương và du khách thập phương thường múc nước suối đền Bắc Lệ để lau tượng như một nghi thức thiêng liêng trong dịp lễ tắm ngai.

Chầu Bé Bắc Lệ Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ

Trải qua nhiều lần tôn tạo và sửa chữa, đền Bắc Lệ vẫn giữ được nét kiến trúc tâm linh lịch sử và là điểm đến hành hương của nhiều du khách thập phương tới vãn cảnh, cầu an. Ai ai cũng sắm sửa những mâm đồ lễ đẹp và đầy đặn để dâng lễ.

Hướng dẫn di chuyển tới đền Bắc Lệ

Lộ trình di chuyển đến đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ bằng phương tiện công cộng  xe khách: Thời gian di chuyển dự kiến 2h. Bạn có thể bắt xe khách tại các bến Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm. Xe sẽ trả khách tại bến xe Bắc Lệ cách đền khoảng 300m. Giá vé dao động từ 100.000đ/người đến 170.00đ/người.

Di chuyển bằng tàu hỏa: Thời gian di chuyển dự kiến khoảng 3h. Hiện nay, các nhà ga có cung cấp tuyến Hà Nội – Bắc Lệ rất thuận tiện cho quý khách lựa chọn để tới đền Bắc Lệ. Đền Bắc Lệ chỉ cách nhà ga khoảng 500m.

Lộ trình di chuyển đến đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ bằng phương tiện cá nhân ô tô: Thời gian di chuyển dự kiến 2h. Lộ trình: QL6/Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển – ĐCT20 – QL1A đi theo biển báo cho QL5/Bắc Ninh/ Lạng Sơn (Phí cầu đường) – ĐCT Hà Nội Bắc Giang/QL1A/QL37 – ĐCT Bắc Giang Lạng Sơn – ĐT242/ĐT245 – Đền Công Đồng Bắc Lệ.

Giá hầu Chầu Bé

Chầu Bé chính là một trong những vị Chầu Bà hay về ngự đồng nhất. Khi Chầu về ngự đồng thường vận áo đen (hoặc chàm), trước đây chỉ mặc quần và áo ngắn tới hông, đầu chầu chít khăn thổ cẩm, chân đi xà lạp, vai đỡ gùi hoa. Khi về đồng, Chầu Bé thường khai quang múa mồi, cũng có khi Chầu về chứng tòa Sơn Trang, sang khăn cho tân đồng hoặc chứng mâm chầu trình giống như Chầu Đệ Nhị và Chầu Lục.

Bản văn Chầu Bé Bắc Lệ

Bản 1

Trên sơn lâm ngôi cao mát mẻ

Con thỉnh mời chầu bé ngự chơi

Ai lên tới Cao Sơn xứ Lạng

Hỏi thăm đền chầu bé nơi nao

Hỏi ra Bắc Lệ đi vào

Ngôi đền chầu ngự thấp cao mấy tầng

Ngàn cỏ hoa nghiêng mình rủ lá

Bầy chim muông bách thú quỳ tâu

Chim oanh ríu rít bên lầu

Phượng Hoàng tung cánh về chầu Động Tiên

Vượn trên non ru con rầu rĩ

Thú lâm sơn cảnh đẹp tự nhiên

Một bầu gió mát trăng thâu

Đàn thông réo rắt bên mình suối reo

Đường uốn khúc quanh đèo dốc núi

Núi hiểm nghèo cát sỏi đá ong

Một bầu sơn thuỷ thong dong

Công Đồng Bắc Lệ, Kì Cùng Lạng Sơn

Trăm thứ quả mang về tiến Mẫu

Hái rau bi, củ đậu măng tươi

Cơm lam, rau sắng củ mài

Ngô khoai đõ lạc sắn đồi rượu tăm

Bạn tri âm động đào tả hữu

Áo xanh chàm yểu điệu vào ra

Gót tiên quảy lẵng hái trà

Chân quấn xà cạp nón tu lờ,dao quai

Miệng chầu cười trăm hoa đua nở

Chầu phán tiếng Nùng, tiếng Thổ tiếng Kinh

Đàn thông dạo khúc thanh bình

Xênh ngô sáo trúc tính tình hoà ca

Thường dạo cảnh Bảo Hà Trái Hút

Đền Đông Cuông Đức Đại tối linh

Tuyên Quang cảnh trí hữu tình

Núi rừng Mẫu ngự, thác ghềnh cỏ hoa

Ngự cung cấm một toà thạch động

Đền Ỷ La lồng lộng ngôi cao

Cây Xanh chầu mắc võng đào

Mỏ Than chầu ngự thấp cao mấy tầng

Cảnh núi rừng đèo heo hút gió

Thú sơn lâm hoa cỏ tốt tươi

Minh Lương suối lượn quanh đồi

Chầu thường dạo cảnh khắp nơi hữu tình

Lai Châu, Suối Rút Hoà Bình

Đỉnh non Bắc Kạn một mình cheo leo.

Bản 2

Kim chi ngọc diệp rành rành

Chầu bé Bắc Lệ giáng sanh hạ trần

Núi xếp núi mấy tầng cao thấp

Cây chen cây tràn ngập màu lam

Đền thờ chầu bé trên ngàn

Có con suối nhỏ bắc ngang chân đồi

Đàn cá lội đua bơi rẽ sóng

Nước long lanh in bóng trăng thu

ngàn thông cất tiếng hát ru

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa ngát hương

Chầu bé thượng Thổ Mường là gốc

Áo tứ thân khăn lục đội đầu

Đai xanh kiềng bạc túi trầu

Tay cầm dao quắm, vác bầu nước khe

Dận hải sảo, đầu cài trâm trí

Vòng kim cương tam khí lồng tay

Hây hây mặt nước vơi đầy

Đẹp như hoa nở trước ngày đấu xuân

Tuổi Chầu bé đang tuần trăng độ

Phép sơn trang đức tổ ban truyền

Phép tiên biến lá làm thuyền

Bẻ ba tàu cọ giả hàng bán chơi

Bạn Thổ Mán nơi nơi tìm đến

Vượt cửa ngàn cung tiến quả hoa

Tử Long Bảo Lạc Tam Cờ

Sông Thao sông Cả sông Bờ sông Dâu

Khắp đâu đâu nức danh Chầu Bé

Tự cổ triều quốc sử còn ghi

Danh thơm Nam Bắc trung Kỳ

Giúp dân hộ quốc độ trì bốn phương

Sắc phong tặng đại vương trường trị

Trên Bắc Lệ ngàn tú khí là nơi

rừng già chầu đã dạo chơi

Lập ngôi đền thờ tả phượng hữu lân

Dòng sông Thương nước trong leo lẻo

Dải sông Tô uốn éo xinh ghê

Thông reo trúc mọc tứ bề

Đền thờ cao ngất trông về Bắc Ninh

Vẻ tinh tú bên ghềnh vị thuỷ

Chầu giáng đền trấn trị yêu ma.

Chầu về chắc giáng điện tòa

Khuông phu đệ tử vinh hoa thọ trường.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

3 Phương Pháp Xem Căn Đồng và Thánh Bản Mệnh hay dùng

3 Phương Pháp Xem Căn Đồng và Thánh Bản Mệnh hay dùng

Phương pháp xem căn số và vị cầm bản mệnh từ xưa đến nay luôn là vấn đề nan giải, và khó khăn, hiện nay nhiều người có căn số đi lầm đường lạc lối, luôn nghĩ mình không có căn số và thậm chí không tin tâm linh.

Thánh Tích Cô Bé Minh Lương

Thánh Tích Cô Bé Minh Lương

Đền Cô Bé Minh Lương nằm tại địa phận xã Lăng Quán (Yên Sơn), cách thị xã Tuyên Quang khoảng 11 km theo đường Tuyên Quang -Hà Giang. Xung quanh khu vực Tuyên Quang này còn có đền Cô Bé Mỏ Than, và đền Cô Bé Cây xanh. Cô Bé Minh Lương có thể được coi chính là Cô Bé Thượng Ngàn.

Chầu Tám Bát Nàn Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chầu Tám Bát Nàn Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chầu tám Bát Nàn là một trong những vị Chầu Bà Tứ Phủ nổi tiếng linh thiêng, phù hộ độ trì, ban phước lành cho dân chúng. Bà được mệnh danh là Đại Tướng Đông Nhung – một vị nữ tướng tài ba, anh dũng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầu thế kỉ thứ 1 (40-43). Trong tứ phủ chầu bà có hai Nữ tướng đó là chầu tám bát nàn và Chầu mười đồng mỏ – Lạng Sơn