Tam Đa Phúc Lộc Thọ: Lợi ích, cách bày trí đúng chuẩn.
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 22 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Tam Đa Phúc Lộc Thọ, bạn mới chỉ nghe nói hoặc thấy ở đâu đso những bức tượng ba ông thần giống giống nhau. Nhưng bạn đã biết đó là gì và có ý nghĩa như nào chưa?
Tam Đa Phúc Lộc Thọ, bạn mới chỉ nghe nói hoặc thấy ở đâu đso những bức tượng ba ông thần giống giống nhau. Nhưng bạn đã biết đó là gì và có ý nghĩa như nào chưa? Cách sử dụng tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ như thế nào cho đúng và phát huy được hết công dụng sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
1. Tam Đa Phúc Lộc Thọ là gì?
Tục thờ Tam Đa Phúc Lộc Thọ được bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa từ xa xưa. Đến nay, tượng của ba ông Phúc, Lộc, Thọ được thờ phụng khá phổ biến trong các gia đình Việt với mục đích cầu những điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc), và sức khỏe (Thọ).
“Tam Đa” là cái tên bắt nguồn từ truyền thuyết: Vua Nghiêu ở thời thượng cổ Trung Quốc là một bậc hiền đế thánh minh.
Nhân dịp lễ xuân, ông đã đi thưởng ngoạn và được nhân dân cung chúc vạn phúc, vạn lộc và an khang.
Tuy nhiên nhà vua vẫn không thực sự hài lòng với câu chúc đó và sửa lại thành: “Đa phúc, đa lộc, đa thọ” và từ đó nhân dân truyền lại lời chúc “tam đa”. Dù 2 trong ba điều có tốt đẹp đến đâu thì khi thiếu 1 trong ba cũng không thể coi là viên mãn.
2. Ý nghĩa của tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ
Ba ông Phúc, Lộc, Thọ được xem là biểu tượng của những điều hạnh phúc nhất đời người, vì vậy mà dân gian thường hay thờ phụng nhằm thu hút những điều may mắn đến với mình.
Con cháu trong nhà cũng thường biếu tặng ông bà người lớn tuổi trong gia đình với hàm ý mong ông bà sức khỏe dồi dào, an khang trăm tuổi để cùng hưởng phúc lộc với con cháu.
Tuy nhiên, hàm ý phúc, lộc mỗi thời đại lại khác nhau, tuy không ảnh hưởng nhiều nhưng bạn cũng nên biết để hiểu cho đúng về điều những vị thần này mang lại. Ví dụ như nói về phúc thì ở thời ông ba hay phong kiến trước đó thì “nhà đông con mới là phúc” hay nhất định phải có con trai hương hỏa mới được coi là phúc, nhưng ngày này thì khác, chỉ cần con cháu đủ bề, gia đình êm ấm đã coi là phúc trạch vô biên.
Với ý nghĩa cầu những điều tốt lành như sức khỏe, giàu có và phúc đức thì tượng thần ba vị này thường được thờ phụng nhiều hơn ở các nhà hàng, kinh doanh hay những người làm ăn. Tuy nhiên, mỗi ông lại có những ý nghĩa khác nhau và những điều cần chú ý khi thờ phụng, vậy những điều đó là gì?
- Ông Phúc:
Trong bộ ba ông cầu điều may mắn thì ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc đến từ con cháu trong nhà, điềm lành ông mang đến là thứ xuất phát từ hạnh phúc gia đình.
Tượng ông Phúc thường là hình ảnh ông Phúc đang bế một đứa bé trên tay, và đây có thể chính là mong ước đầu tiên của một gia đình nhỏ, đặc biệt là đối với vợ chồng mới kết hôn hoặc kết hôn đã lâu năm nhưng chưa có con
Tương truyền, ông Phúc là một vị quan thanh liêm có thật trong lịch sử và ông có rất nhiều con cháu, những người đó đều rất tài giỏi và có hiếu đạo với bậc mẹ cha. Chính vì vậy, thờ tượng ông Phúc chính là biểu hiện cho lòng thành kính mong muốn có được phúc phần con cháu đông đàn, hiếu thảo giỏi giang.
- Ông Lộc:
Ông Lộc hay còn gọi là thần tài là vị thần phổ biến nhất trong ba ông, là đại diện cho sự giàu có, tài lộc luôn tràn đầy.
Ý nghĩa này xuất phát từ thân thế của ông Lộc, một người có tài ăn nói, khéo léo thuyết phục được các bậc vua chúa nên rất được lòng và được ban phát nhiều tài lộc, cả đời sung túc giàu sang có của ăn của để.
Tượng của ông thường là trên tay cầm ngọc như ý biểu trưng cho sự thăng quan tiến chức, thuận buồm xuôi gió lộc lá đầy nhà. Tượng của ông cũng thường đội mũ và nếu thờ cả ba ông thì ông Lộc sẽ luôn đứng giữa.
- Ông Thọ:
Ông Thọ sẽ là đại diện cho sức khỏe trường thọ, người trong gia đình thờ phụng ông với mong muốn cầu sức khỏe giai lão, sống lâu trăm tuổi, an hưởng tuổi già, hạnh phúc gia đình với con cháu.
Tượng ông Thọ hiện lên với hình ảnh râu tóc bạc trắng, một tay cầm quả đào tiên một tay cầm gậy treo bình hồ lô có chứa tiên đơn, ông hiện lên như một ông tiên khỏe mạnh phúc đức.
Thường thì tượng ông Thọ luôn thấp hơn hai ông còn lại là ông Phúc và ông Lộc bởi lẽ ông có dáng người khom lưng khi chống gậy.
3. Tác dụng của Tam Đa Phúc Lộc Thọ
Ở đầu câu chuyện có nhắc đến chữ “Đa” trong thuyết tam đa, sở dĩ nhà mua chọn chữ đa là bởi vì chữ này mang hàm nghĩa là nhiều, khi kết hợp cả ba ông thì may mắn sẽ càng nhân lên.
Khi thờ phụng cả ba ông, gia chủ sẽ được phù hộ cả về tiền tài, sức khỏe gấp nhiều lần so với chữ “Phúc, Lộc, Thọ” khi đứng riêng lẻ.
Ngoài ra, ba ông mang nguyên khí của ba loại sao “Lục, Bạch, Kim tinh” đây là ba chòm sao mạnh nhất trong hệ bát quái, giúp cho gia chủ tăng được cát khí từ đó xua đuổi và tránh được những điều không may và rinh tài lộc, hạnh phúc viên mãn về nhà.
4. Cách sắp xếp Tam Đa Phúc Lộc Thọ đúng chuẩn
Có nhiều thuyết về việc sắp xếp ba ông Phúc, Lộc, Thọ phải được sắp xếp theo đúng trật tự, nhưng điều đó là không bắt buộc, gia chủ có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau miễn là cảm thấy phù hợp.
Tuy nhiên, về vị trí thờ phụng thì nên chú ý. Nơi đặt ba ông nên sạch sẽ và đảm bảo vấn đề trang nghiêm để cát khí được phát huy tối đa, tượng luôn được đặt ở vị trí cao hơn sàn nhà 80cm trở nên, bạn có thể đặt trên kệ hoặc tủ của phòng khách, phòng làm việc hoặc phòng thờ của gia đình.
Mỗi ông có ý nghĩa khác nhau và mỗi vị trí thờ phụng cũng có ý nghĩa khác nhau
- Quầy thu ngân: hàm ý là tiền tài luôn dư dả, cửa hàng làm ăn phát đạt.
- Trên nóc bàn thờ ông địa: đây là vị trí đơn giản và thuận tiện cho việc thờ cúng, vệ sinh và tận dụng không gian trong nhà nếu nhà bạn có không gian nhỏ.
- Phòng làm việc; Hỗ trợ tinh thần vững chắc, sảng khoái và làm việc hiệu quả
- Phòng khách: mang đến cho gia đình những vị quý nhân, thiện chí, vui vẻ
Tùy vào mong muốn, nguyện vọng của gia chủ, bạn có thể cân nhắc vị trí thờ phụng thích hợp.
Khi biết được ý nghĩa cũng như cách thờ đúng thì bạn có dùng tượng ba ông làm quà tặng cho anh em trong gia đình người quen như một tấm lòng chia sẻ những điều tốt lành may mắn hoặc đặc biệt là khi họ lên nhà mới và chưa kịp sắm sửa gì.
5. Những điều tuyệt đối không nên làm khi trưng bày Tam Đa Phúc Lộc Thọ
- Để tượng bị bám bụi lâu ngày không vệ sinh hoặc tầm mắt của tượng bị che khuất.
- Để tượng quay lưng về phía cửa chính khiến cát khí không thể vào nhà.
- Trưng bày tượng ở chỗ tạp uế như nhà tắm, nhà vệ sinh hay phòng ngủ cũng là nơi không nên.
- Không nên đặt trên bàn thờ mà chỉ đặt cùng những vật trang trí, cầu may trong nhà.
- Không nên trưng bày 1 hoặc 2 trong ba mà nên trưng bày cả để cầu phúc đức trọn vẹn.
- Không nên để ở vị trí quá thấp
- Để tượng hưởng thẳng ra cửa chính, điều này sẽ khiến cho vận khí của căn nhà bị thất thoát tài lộc.
- Không nên trưng chỉ 1 hoặc 2 bức trong bộ Tam Đa. Gia chủ nên trưng đầy đủ cả bộ 3 bức. Trường hợp nếu có 1 bức tượng bị hỏng thì cần làm lại bức mới chứ tuyệt đối không nên để trưng 2 bức hoặc chỉ 1 bức vì nó tượng trưng cho hạnh phúc không trọn vẹn.
- Khi không thờ tượng thì nên gửi chùa chứ không nên vứt bỏ hoặc thiêu đốt tượng, khi thờ thì nên dùng bút lông gạch dấu thập (+) dưới đế của tượng.