Hiểu về Ngũ hành ngũ tạng để chăm sóc sức khỏe

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 36 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Trong thế giới chúng ta đang sống tất cả đều được chia theo ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Vạn vật đều có sinh có khắc, từ đó mà cân bằng bù trừ lẫn nhau. Các vật chất trên trái đất được chia làm 5 ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong đó ngũ hành tương sinh là Kim -->Thủy --->Mộc --->Hỏa --->thổ. Ngũ hành tương khắc là: Kim --khắc-->Mộc ---->Thổ --->Thủy--->Hỏa--->Kim. 

Trong thế giới chúng ta đang sống tất cả đều được chia theo ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Vạn vật đều có sinh có khắc, từ đó mà cân bằng bù trừ lẫn nhau. Các vật chất trên trái đất được chia làm 5 ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong đó ngũ hành tương sinh là Kim –>Thủy —>Mộc —>Hỏa —>thổ. Ngũ hành tương khắc là: Kim –khắc–>Mộc —->Thổ —>Thủy—>Hỏa—>Kim. 

Con người chúng ta là một thế giới thu nhỏ, theo đông y chữa bệnh theo lý tính ngũ hành, sử dụng nguyên lý sinh khắc mà chữa bệnh. Do đó hiểu được ngũ hành tương sinh, tương khắc sẽ giúp bạn có thể tự chữa bệnh cho mình một phần nào rồi.

1. Quan hệ giữa ngũ hành và ngũ tạng

Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là gì? Đặc điểm hoạt động sinh lý, thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng có nguyên tắc như sau: gan thuộc ngũ hành Mộc, có đặc tính là sinh sôi nảy nở, điều tiết công năng; tim thuộc ngũ hành Hỏa, có tính dương ấm áp; tỳ thuộc ngũ hành Thổ, có chức năng hóa nguyên, sinh sôi vạn vật; phổi thuộc ngũ hành Kim, đặc tính thanh thuần, nội tại; thận thuộc ngũ hành Thủy, có chức năng tàng tinh, vận chuyển nước khắp cơ thể.

Ngũ hành có liên hệ, ngũ tạng cũng có liên quan tới nhau. Theo quan hệ tương sinh thì thận Thủy lấy tinh nuôi gan, gan Mộc tàng máu nuôi tim, tim Hỏa lấy nhiệt để điều hòa tỳ, tỳ Thổ hóa sinh nước để bổ sung cho phổi, phổi Kim chuyển khí thành nước về thận.

Theo quan hệ tương khắc của ngũ hành, phổi Kim dùng khí thanh ức chế dương cường ở gan, gan Mộc điều hòa sơ tiết tỳ khô nóng, tỳ Thổ vận hóa ngăn thận làm nước tràn lan, thận Thủy thoải mái có thể phòng ngừa tim cang hỏa liệt; tim Hỏa nhiệt dương hạn chế phổi thanh túc.

Thân thể và ngũ khí hoàn cảnh bốn mùa và ngũ vị ẩm thực đều có mối quan hệ mật thiết, thể hiện thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng. Nói chung, ứng dụng học thuyết ngũ hành với sinh lý có thể thấy rõ, tổ chức bên trong thân thể và hoàn cảnh bên ngoài thân thể có tính liên hệ thống nhất.

2. Các bệnh lý liên quan tới ngũ tạng

Gan thuộc ngũ hành Mộc, tim thuộc ngũ hành Hỏa, tỳ thuộc ngũ hành Thổ, phổi thuộc ngũ hành Kim, thận thuộc ngũ hành Thủy. Có ngũ tạng thì có lục phủ, ngũ tạng và lục phủ có quan hệ kinh lạc.

Gan là kinh, mật là lạc; tim là kinh, ruột non là lạc; tỳ là kinh, dạ dày là lạc; hệ thống phân bố là tuyến tụy; phổi là kinh, ruột già là lạc; thận là kinh, bàng quang là lạc; đôi bên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Tim là kinh, ruột non là lạc, dinh dưỡng và nước trong đồ ăn được tì hấp thu tiến vào phổi, phổi nhập liệu vào bàng quang, hỏa vượng làm ruột non bị nóng, nóng nên nước vào bàng quang xuất hiện hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Lúc này, không chỉ điều trị tiết niệu mà nên cân nhắc bồi dưỡng tim để hết căn nguyên bệnh.

Tì là kinh, dạ dày là lạc, dạ dày chứa đồ ăn nên có khí, tỳ cất khí, tinh luyện vận chuyển, hai bên phối hợp mang dinh dưỡng tới toàn thân. Kinh lạc bị ảnh hưởng thì dạ dày và tì bị ướt, công năng giảm xuống.

Phổi là kinh, ruột già là lạc, phổi gặp khí lạnh sẽ xuất hiện hiện tượng đi tả, thời gian lâu sẽ có ho khan, phổi có hỏa khí thì sinh táo bón, táo bón lâu tích tụ độc tố, tăng gánh nặng cho gan. Thận là kinh, bang quang là lạc, chức năng công năng của thận không tốt thì viêm bàng quang, kết sỏi.

3. Vận dụng nguyên lý ngũ hành vào ngũ tạng

Ngũ hành tương sinh tương khắc, thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng cũng có quan hệ tương tự. Về tương sinh, gan tốt thì tim tốt, tâm tính thiện lương do Mộc sinh Hỏa; tim vượng thì tỳ thông do Hỏa sinh Thổ; tỳ mạnh thì phổi khỏe do Thổ sinh Kim; phổi vượng thì thận tốt do Kim sinh Thủy; thận mạnh thì gan cường so Thủy sinh Mộc.

Về tương khắc, gan không tốt sẽ khắc tỳ (Mộc khắc Thổ), gan bổ trợ cho việc phân bố mật, nếu gan yếu sẽ dẫn tới chán ăn, ghét dầu mỡ, chướng bụng, dạ dày chướng, hại cho tỳ. Tỳ khắc thận (Thổ khắc Thủy), tỳ có tác dụng sinh hóa khí huyết, khô công năng, hàm năng này bị kém đi thì thận hoạt động không trơn tru.

Thận khắc tim (Thủy khắc Hỏa), người bị bệnh tim trị không dứt là do không chú ý tới thận. Thận khắc chế tim thì nếu chỉ chữa bệnh ở tim mà không hạn chế hung khắc ở thận thì bệnh không bao giờ khỏi được.

Tim khắc phổi (Hỏa khắc Kim), cẩn thận phát sinh hỏa vượng khiến tức ngực, khó thở, co thắt lồng ngực bởi tim khắc phổi, ức chế lẫn nhau, cái này cường là cái kia nhược.
Phổi khắc gan (Kim khắc Mộc), phổi có lúc nóng, hỏa tính vượng, ức chế tính mộc của gan nên sinh ra các bệnh tật trong người.

Từ lý thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc có thể thu được kết luận: người có bệnh thì nội tạng chịu tổn thương, nói cách khác bệnh trong thời gian ngắn không thể trị sẽ biến thành bệnh mãn tính, rồi tuần hoàn thành bệnh ác tính. Tuần hoàn ác tính là kết quả của quá trình tương khắc liên tục, vòng tương khắc xoay đi xoay lại khiến mọi nội tạng đều bị tổn hao, hạ thấp chức năng, công năng.

Khi mọi bộ phận đều bị suy nhược tới mức độ nhất định hoặc đồng thời xuất hiện vài chứng bệnh một lúc thì theo Đông y chính là thời điểm ngũ hành không hài hòa, âm dương không thăng bằng, nội tại cơ thể không còn ở chỉnh thể nguyên vẹn và tự nhiên như trước nữa.

Người khỏe mạnh là người mà thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng cân bằng, âm dương phối hợp. Hình dáng bên ngoài nhận định như sau: thân thể thăng bằng, người đứng thẳng tắp so với mặt đất, ngũ hành tương sinh tương khắc, cân đối với nhau. Chỉ cần một bộ phận nhược quá hoặc vượng quá đều không được, sẽ phá hủy sự hài hòa, mất trạng thái cân bằng, tạo thành bệnh tật. Đó chính là nguyên tắc bổ quá hóa bệnh mà người xưa thường nói tới.

4. Vận dụng dưỡng sinh cho ngũ tạng

Người có bệnh thì phải chữa, nhưng không thể bệnh ở đâu thì chữa ở đấy được mà phải phối kết hợp giữa các cơ quan. Bồi dưỡng thêm bộ phận tương sinh với nó để cùng nhau khỏe mạnh, tăng cường hạn chế, hóa giải bộ phận khắc với nó để không sản sinh ra bệnh tật.
Nguyên tắc dưỡng sinh theo ngũ hành được áp dụng thành các nguyên tắc dưỡng sinh theo mùa và nguyên tắc dưỡng sinh theo tiết khí. Các món ăn, cách tập luyện đều phải phù hợp với tình hình thời tiết thì mới có lợi cho thân thể. Nhìn chung là nên tiến hành theo gợi ý như sau:

  • Mùa xuân, Mộc khí vượng, nên dưỡng gan bằng những thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt giải độc như trà xanh, các loại rau, hoa quả, đậu xanh, đậu đỏ, các loại thuốc có tính mát. Vận động nên chọn buổi sáng nhưng đừng sớm quá hoặc buổi chiều nhưng đừng tối quá để tránh gió lạnh.
  • Mùa hè, Hỏa vượng nên đồ ăn tính hàn cần được bổ sung, bảo vệ tốt cho tim. Giá đỗ, táo đỏ, thịt gà, rau xanh, đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen, bí đao, dưa hấu, măng tây đều phải ăn nhiều. Vận động vào sáng sớm và buổi tối, vừa vận động vừa bổ sung thêm nước cho cơ thể. Mùa này rất thích hợp để ăn chay, có những nguyên tắc không cần ăn chay trường mà vẫn khỏe mạnh, có thể áp dụng cho bản thân và gia đình.
  • Mùa thu Thổ khí mạnh, tính háo nóng rất đậm nên điều hòa âm dưỡng, bổ sung Thủy khí trong người để chống chọi lại các căn bệnh về đường hô hấp. Nên ăn cháo táo đỏ hạt sen, thịt vịt hầm thuốc bắc, canh khoai tây cà rốt, uống các loại thuốc bổ tỳ để dưỡng sức khỏe. Vận động nhiều hơn chút cũng rất đáng hoan nghênh.
  • Mùa đông lạnh, Thủy khí vượt trội, dưỡng sinh cần nhất là giữ ấm, duy trì năng lượng để tích khí vào người, sinh nhiệt năng, chú ý tới thận. Đây cũng là mùa tốt nhất cho việc bồi dưỡng thân thể nên ăn nhiều đạm, đồ bổ dưỡng như nhân sâm, mật ong,… Vận động hàng ngày để máu huyết lưu thông, gân cốt co dãn, vừa tránh lạnh lại có ích cho việc bảo vệ sức khỏe.

Thông qua thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng, có thể thấy cơ thể là một chỉnh thể phức tạp nhưng nguyên tắc. Chỉ cần nắm vững nguyên tắc thì mọi vấn đề đều được giải quyết, mọi bệnh tật đều có phương hướng chữa trị một cách tốt nhất. Dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe, bảo vệ thân thể là việc quan trọng, không nên lơ là, hãy ghi nhớ kiến thức để áp dụng một cách chuẩn xác nhất.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Cách Chọn Tranh Phòng Khách Hợp Tuổi 12 Con Giáp

Cách Chọn Tranh Phòng Khách Hợp Tuổi 12 Con Giáp

Chọn tranh treo tường phòng khách sao cho hợp tuổi, liệu bạn đã biết? Nhiều người chọn tranh treo ở phòng khách chỉ mục đích là thấy đẹp nên mua mà không biết tranh cũng là vật phẩm mang ý nghĩa phong thủy. Nếu chọn sai, treo sai sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường.

Treo gương Bát Quái nhà chung cư: Tưởng tốt ai ngờ lại là hạ sách

Treo gương Bát Quái nhà chung cư: Tưởng tốt ai ngờ lại là hạ sách

Nhiều gia chủ sử dụng gương Bát Quái trước cửa nhà chung cư với mục đích hóa giải xung khắc giữa hai cửa nhà với “hàng xóm láng giềng”. Tưởng là tốt, ai ngờ chúng là khiến mâu thuẫn ngày càng chồng chất hơn.

Hãy ghi nhớ 6 điểm này trong phong thủy doanh nghiệp!

Hãy ghi nhớ 6 điểm này trong phong thủy doanh nghiệp!

Phong thủy là không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp. Vậy văn phòng của một công ty cần tuân thủ những quy tắc nào về phong thủy để muốn thúc đẩy thành công cho doanh nghiệp? Mặt trước thấp, mặt sau cao. Khi mới thành lập công ty, chọn văn phòng cần chú ý […]